• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
NHỮNG TÁC HẠI NGHIÊM TRỌNG CỦA TẬT NGHIẾN RĂNG
Thứ 3 | 10/03/2020 - Lượt xem: 2236

Nghiến răng khi ngủ ở người lớn?? Xác định bạn có tật nghiến răng khi ngủ không?? Địa điểm điều trị nghiến răng khi ngủ an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp.HCM 




 
NGHIẾN RĂNG TÁC HẠI VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ


Nghiến răng là hoạt động nghiến hay siết chặt 2 hàm răng lại với nhau một cách vô thức do phản xạ co cơ nhai kéo răng 2 hàm nghiến chặt vào nhau.

Đây là 1 dạng bệnh lý khá phổ biến, xuất hiện ở cả người lớn, trẻ nhỏ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.


 
NGHIẾN RĂNG NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO??


- Khi 2 hàm răng nghiến chặt vào nhau với lực mạnh sẽ gây ma sát giữ bề mặt răng cũng như áp lực cắn xuống có thể gây mòn răng, nứt vỡ răng, lộ ngà răng, ê buốt răng... Ngoài ra, nghiến răng mãn tính có thể gây tổn thương tủy, làm răng lung lay thậm chí dẫn đến mất răng.

- Nghiến răng thường xuyên trong thời gian dài có thể làm rối loạn cấu trúc mô khớp, dẫn đến mỏi cơ hàm, gây đau đầu, đau cổ và tăng nguy cơ rối loạn khớp thái dương hàm.

- Trong trường hợp phục hình răng như răng sứ thẩm mỹ, cấy ghép răng Implant, nghiến răng có thể dẫn đến vỡ hoặc mẻ răng sứ sau phục hình.

Ngủ nghiến răng là khổ, cuộc sống bần hàn, cơ cực là quan niệm của dân gian. Các nhà nghiên cứu khoa học cũng đã có nghiên cứu về tình trạng này. Hãy cùng xem họ giải thích và phương pháp cải thiện như thế nào qua bài viết này.


 
NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ LÀ GÌ??


Nghiến răng khi ngủ là tình trạng không quá hiếm gặp trong cuộc sống và đây cũng không phải là bệnh gì quá nguy hiểm đến sức khỏe nếu nó không xuất hiện thường xuyên. Nghiến răng khi ngủ là chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ, khiến hai hàm răng nghiến chặt, tạo áp lực lên răng và gây ra tiếng kêu khi ngủ.

Tình trạng này không phải là bệnh nhưng nó là nguyên nhân gây ra 1 bệnh gì đó hoặc là hậu quả của bệnh lý răng miệng. Nghiến răng khi ngủ xuất hiện cả ở người lớn và trẻ em nhưng nguyên nhân gây ra tình trạng này ở mỗi người sẽ là khác nhau.



 


 
NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ Ở NGƯỜI LỚN


Tình trạng này thường ít xuất hiện ở người lớn, nhưng khi xuất hiện thì có thể do những nguyên nhân sau đây:


- Do lo lắng và stress trong cuộc sống, công việc.

- Do tính cách mạnh mẽ, nóng tính.

- Do thuốc lá hoặc chất kích thích

- Do hội chứng của các bệnh về thần kinh

- Do các bệnh lý về răng.


 
TRẺ EM NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ


Nghiến răng khi ngủ ở trẻ em xuất hiện nhiều hơn ở người lớn. Và cũng giống như người lớn nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng xuất phát từ 1 vài lý do nhất định:

+ Do lịch học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, dẫn đến thần kinh căng thẳng.

+ Do đang trong quá trình mọc răng

+ Do trẻ bị lệch khớp cắn

+ Do trẻ bị nhiễm giun kim, nghe có vẻ không có liên quan nhưng loài ký sinh này sinh sống trong cơ thể sẽ tiết ra độc tố khiến cho con người căng thẳng.


Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng. Vậy những người có thói quen ngủ nghiến răng thì số khổ và lận đận có thực sự chính xác??

Nghiến răng, hay còn gọi là bruxism (thuật ngữ y khoa), có ảnh hưởng không nhỏ đến mọi người khi ngủ. Về lâu dài, nghiến răng có thể gây tổn hại đến răng hoặc là nguyên nhân gây biến chứng về sức khỏe. Tuy nhiên, đừng lo lắng gì cả vì bạn hoàn toàn có thể làm dịu cơn đau bằng một vài phương pháp chữa bệnh tại nhà với sứ trợ giúp của nha sĩ. Nếu bạn nóng lòng muốn biết làm thế nào để chấm dứt tật nghiến răng vào ban đêm, hãy bắt đầu từng bước sau đây:



 


 
XÁC ĐỊNH BẠN CÓ TẬT NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ


- Hiểu rõ thế nào là nghiến răng: Nghiến răng là tình trạng khi một người cắn hoặc siết chặt hai hàm răng ken két lại một cách vô thức. Tình trạng này phổ biến khi bạn đang ngủ vào ban đêm. Hành động vô thức này thường liên quan đến việc bị căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Một số người có thói quen siết răng suốt một ngày, nhưng hiện tượng nghiến răng thường xảy ra vào ban đêm khi ngủ. Bởi vì lý do này mà bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tự mình phát hiện ra bản thân có bị tật nghiến răng hay không.

- Khi mới thức dậy, việc đầu tiên là kiểm tra một số triệu chứng bất thường: Nghiến răng thường xảy ra vào buổi tối, vì vậy bạn nên kiểm tra vào sáng sớm xem có bất cứ triệu chứng nào khác thường không. Mặc dù tự mình làm điều đó không phải là điều đơn giản, một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn chắc chắn hơn về việc bạn có tật nghiến răng khi ngủ:

- Đau đầu âm ỉ và không ngớt.

- Quai hàm đau

- Có thể nghe thấy âm thanh nghiến răng ken két ngay cả khi bạn đã chìm và giấc ngủ

- Răng nhạy cảm với đồ nóng, đồ lạnh, hoặc tê buốt khi chải

- Viêm lợi (viêm nướu răng)

- Có vết thương bên trong má (do nghiến răng và cắn vào gò má)



Hỏi người bạn đời của bạn: Nếu bạn ngủ chung giường với người bạn đời, hãy hỏi anh/cô ấy xem liệu họ có nghe thấy âm thanh nghiến răng mà bạn phát ra khi ngủ hay không. Bạn có thể nhờ anh ấy dậy sớm hoặc đi ngủ trễ hơn bạn để anh ấy có thể tìm ra bất cứ dấu hiệu nào của tật nghiến răng. Nếu anh ấy có thể thức dậy vào giữa đêm, thì khả năng cao anh ấy sẽ tìm ra triệu chứng mà bạn đang muốn nghe.

+ Trong trường hợp bạn ngủ một mình nhưng vẫn muốn kiểm tra triệu chứng để xác định xem liệu bạn có mắc tật nghiến răng hay không, sao bạn không thu âm quá trình ngủ của bản thân và nghe xem có bất kỳ âm thanh siết hay nghiến răng nào không?

Đến gặp nha sĩ: Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn mắc tật nghiến răng, hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ. Họ sẽ khám bên trong miệng và quai hàm để xem có bất cứ dấu hiệu nghiến răng nào không, chẳng hạn như quai hàm đau hoặc răng bị mòn. Một khi bạn đã chắn chắn được rằng bạn có tật này khi ngủ, hãy thử một vài phương pháp điều trị tại nhà và chuyên sâu để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng nghiến răng khi ngủ. Nha sĩ cũng sẽ kiểm tra tổng quát để đảm bảo rằng bạn không chịu một nguyên nhân làm bạn đau nhức như:

+ Bệnh về răng miệng

+ Bệnh về tai hoặc viêm tai

+ Rối loạn khớp thái dương hàm

+ Tác dụng phụ của thuốc



 


 
ĐIỀU TRỊ BỆNH TẠI NHÀ
 
GIẢI TỎA CĂNG THẲNG


+ Stress được xem là nguyên nhân chính của tật nghiến răng. Vì vậy, bạn nên tập trung vào việc xoa dịu áp lực căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, như tham gia khóa tư vấn hướng dẫn làm thế nào để loại bỏ stress, rèn luyện cơ thể, hoặc thậm chí tập thiền. Sau đây là một vài cách hữu hiệu khác trong việc giảm căng thẳng:

+ Loại bỏ tất cả nguyên nhân gây stress ra khỏi cuộc sống của bạn. Nếu bạn thấy áp lực vì thái độ không thể dung thứ đối với người bạn cùng phòng hoặc đang chịu đựng một mối quan hệ khủng khiếp, đừng ngại tống khứ tất cả nguồn tiêu cực này ra khỏi cuộc đời bạn và tiến lên phía trước.

+ Cố gắng chọn cùng một thời điểm đi ngủ và thức dậy vào mỗi ngày. Thói quen này sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều năng lượng hơn để đối mặt với cuộc sống hằng ngày.

+ Vui đùa với bạn bè. Hãy cười thoải mái, vô tư, không suy nghĩ hay tính toán gì với bạn bè. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và gỡ bỏ mọi áp lực.

+ Ăn điều độ. Ăn ba bữa một ngày với khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn cảm thấy cân bằng và bớt nhạy cảm với mọi thứ xung quanh bạn.


 
NÓI KHÔNG VỚI CAFFEINE TRONG KHẨU PHẦN ĂN


Dừng ngay việc uống soda, cà phê, và hạn chế ăn quá nhiều sô- cô - la. Caffeine là chất kích thích và nếu hấp thụ nhiều sẽ làm bạn gặp khó khăn trong việc giữ đầu óc và cơ hàm thư giãn, đặc biệt là vào ban đêm.

 
TRÁNH XA ĐỒ UỐNG CÓ CỒN


Rượu bia là chất gây ức chế sẽ ngăn cản việc bạn ngủ một cách khỏe mạnh và sâu giấc. Tật nghiến răng có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn sau khi bạn uống rượu. Mặc dù rượu bia có thể làm bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn, nhưng đồ uống cồn làm không giúp bạn ngủ thoải mái và sâu giấc, từ đó sẽ tăng nguy cơ nghiến răng.


 


 
NGỪNG NHAI ĐỒ VẬT KHÔNG PHẢI LÀ THỨC ĂN:


Hãy dừng các thói quen mà bạn hay làm với miệng để giảm căng thẳng. Chẳng hạn như nếu bạn có xu hướng nhai bút khi bị stress, bạn nên ngừng ngay thói quen đó lại. Nếu việc đó đối với bạn là một thử thách lớn, bạn có thể bắt đầu bằng việc nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo bạc hà mỗi khi có sự thôi thúc nhai đồ vật nào đó không phải là thức ăn. Sau đó, từ từ dứt bỏ thói quen xấu này.

 
TẬP CHO BẢN THÂN THÓI QUEN KHÔNG SIẾT QUAI HÀM VÀO BAN NGÀY


Nếu bạn nhận ra rằng quai hàm bạn đang căng cứng hoặc hàm răng bạn thường hay nghiến lại với nhau, hãy tập thư giãn quai hàm bằng cách đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng.

 
THÊM CHẤT BỔ SUNG CANXI VÀ MAGIE VÀO KHẨU PHẦN ĂN CỦA BẠN


Canxi và magie rất cần thiết cho chức năng của cơ và tình trạng khỏe mạnh của hệ thần kinh. Nếu khẩu phần ăn của bạn không đủ hai chất này, bạn có thể sẽ gặp vấn đề về nghiến răng, căng thẳng và đau nhức cơ.

 
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ NÀY SẼ MẤT KHOẢNG 5 TUẦN BẮT ĐẦU THẤY HIỆU QUẢ
 
THƯ GIÃN TRƯỚC KHI NGỦ


Điều này thực sự rất quan trọng để xua tan mọi căng thẳng trước khi lên giường, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn vào buổi tối, và từ đó giảm nguy cơ nghiến răng. Dưới đây là một số cách hay để thư giãn trước khi đi đi ngủ và có một giấc ngủ sâu và thanh thản hơn:

- Mát xa cơ cổ, cơ vai và cơ mặt trước khi chìm vào giấc ngủ. Dùng ngón và lòng bàn tay mát xa khu vực hai bên đầu, trán, và quai hàm để giúp lưu thông máu dễ dàng hơn.

- Ngâm khăn tắm trong nước nóng, vắt bớt nước, và đặt nó ở khu vực gò má trước tai. Điều này sẽ giúp cơ nhai thoải mái và thả lỏng hơn.

- Tương tự như vậy, trải khăn ấm lên toàn khuôn mặt. Hành động này không chỉ giúp cơ thư giãn, mà còn giúp tâm trí thanh thản hơn.

- Mở nhạc êm dịu hoặc tiếng ồn trắng có thể giúp đầu óc thoải mái khi bạn đi vào giấc ngủ.

- Đọc sách trên giường ít nhất nửa tiếng trước khi đi ngủ. Thói quen hữu ích này sẽ giúp bạn sẵn sàng chìm vào giấc ngủ.

- Tắt hết tivi, máy tính và bất kỳ ánh sáng chói mắt nào ít nhất là một giờ trước khi lên giường. Giảm thiểu tối đa sự hoạt động của giác quan trước khi chìm vào giấc ngủ.



 


 
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHUYÊN NGHIỆP


Tìm đến sự giúp đỡ của nha sĩ. Nếu răng bạn vẫn cứ nghiến dai dẳng, bạn nên đến gặp nha sĩ vì tật nghiến răng mãn tính sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc răng gãy rụng, lung lay, hoặc rụng. Nếu bạn nghiến răng thường xuyên, đây là thời điểm thích hợp để suy nghĩ đến việc sử dụng cầu răng mão răng, rút tủy răng, cấy ghép răng, lắp răng giả từng phần hoặc thậm chí là lắp vào độ nguy hiểm của các triệu chứng mà bạn đang mắc phải, thông tin dưới đây là một vài cách điều trị mà nha sĩ sẽ khuyên bạn nên thử.

- Thuốc giãn cơ. Tuy tật nghiến răng thường hiếm khi điều trị bằng thuốc, nhưng đôi khi thuốc giãn cơ (muscle relaxants) và thuốc chống nhăn (botox) có thể sẽ giúp bạn thả lỏng cơ hàm, từ đó ngăn ngừa được nghiến răng.

- Kỹ thuật bọc mão răng hoặc hàn Onlay cho răng. Nếu thói quen nghiến răng của bạn thực sự gây tổn thương đến răng, thì hàm răng sẽ không còn thẳng hàng nữa. Trong trường hợp đây là vấn đề bạn luôn lo lắng, nha sĩ có thể hàn Onlay hoặc bọc mão răng để phục hồi lại hình dáng cho bề mặt hàm cũng như điều chỉnh lại quá trình nhai nuốt.

Lắp máng nhai hoặc dụng cụ bảo vệ do chính nha sĩ trực tiếp làm: Nha sĩ có thể sẽ khuyên bạn lắp dụng cụ bảo vệ hàm hoặc máng nhai vào ban đêm để bảo vệ răng khỏi hao mòn và tổn hại do tật nghiến răng gây ra. Sau đây là một vài thông tin quan trọng về dụng cụ bảo vệ hàm và máng nhai.

+ Dụng cụ bảo vệ hàm sẽ được nha sĩ lắp theo yêu cầu của bạn hoặc bạn có thể mua nó ở quầy thuốc. Tuy nhiên, dụng cụ này thường mềm và dễ bị rơi ra trong quá trình nghiến răng. Do đó, dụng cụ bảo vệ hàm ôm khít miệng được lắp bởi nha sĩ tuy có phần hơi đắt tiền so với loại được bày bán ở tiệm thuốc (mặc dù hầu hết chi phí đều do bảo hiểm trả), nhưng nó sẽ ăn khớp với hàm răng bạn dễ dàng hơn và mang đến cho bạn sự thoải mái khi sử dụng.

+ Một số dụng cụ bảo vệ hàm tự điều chỉnh được làm từ ethylene vinyl acetate (EVA) cũng là một sự lựa chọn phải chăng mà bạn nên thử, trước khi đầu tư tiền vào loại dụng cụ ôm khít miệng. Những loại này có thể dễ dàng làm mềm trong nước sôi và tự điều chỉnh để vừa vặn với hàm răng của bạn. 

+ Máng nhai được làm bằng nhựa acrylic cứng trong suốt, và được lắp phủ nhẹ vào răng hàm trên hoặc hàm dưới. Bạn có thể đeo chúng vào buổi tối để bảo vệ răng không bị tổn thương.

Chỉnh hình bên ngoài cho hàm răng (không bắt buộc): Nếu tật nghiến răng ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của răng và bạn đang khao khát thay đổi điều đó, đừng ngại đến gặp nha sĩ thẩm mỹ để thảo luận về vấn đề này. Nếu hàm răng của bạn ngắn hoặc nằm sát lợi do bị tác động bởi tật nghiến răng, nha sĩ sẽ chỉnh hình hoặc xây dụng lại răng bằng cách áp dụng phương pháp bọc mão răng hoặc bọc răng sứ. Những phương pháp thẩm mỹ này sẽ phục hồi lại vẻ ngoài cho hàm răng để chúng chắc khỏe và đẹp hơn.



 




BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    BỆNH SÂU RĂNG NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

    Bệnh sâu răng phải làm sao để chữa dứt điểm?? Nguyên nhân gây sâu răng?? Địa điểm điều trị sâu răng an toàn, hiệu quả, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
  •  

    NHỔ RĂNG SỐ 8 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

    Nhổ răng số 8 là một quá trình khiến nhiều người cảm thấy lo sợ vì không biết liệu nhổ răng số 8 có nguy hiểm không. Thực tế, nếu được thực hiện đúng quy trình bởi bác sĩ có kinh nghiệm và sử dụng thiết bị hiện đại thì quy trình này là hoàn toàn an toàn và không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khỏe.

  •  

    HỞ LỢI LÀ GÌ? ĐIỀU TRỊ HỞ LỢI NHƯ THẾ NÀO?

    Hở lợi là tình trạng mà nhiều người gặp phải, dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ và tâm lý e ngại khi giao tiếp. Không chỉ vậy, cười hở lợi còn theo nhiều quan niệm không tốt về vận mệnh, ảnh hưởng đến tương lai. Do đó, vấn đề làm sao để điều trị, phẫu thuật hở lợi đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.
     
  •  

    NHỮNG LƯU Ý VỀ TÌNH TRẠNG RĂNG BỊ Ê BUỐT

    Tại sao răng bi ê buốt?? Nên làm gì khi răng bị ê buốt?? Điều trị tình trạng răng bị ê buốt an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM 
Chat với NhaKhoaTamViet