• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC MÒN CỔ RĂNG
Thứ 4 | 18/05/2022 - Lượt xem: 1241

1. Mòn cổ chân răng là gì?

Bệnh lý mòn cổ chân răng hay còn gọi là tiêu chân răng hình chêm là hiện tượng mất đi lớp men răng ở cổ răng, ở vùng cổ răng xuất hiện một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài răng ở sát viền lợi, hay gặp ở các răng hàm nhỏ  ở răng số 4 và 5, răng số 6 và các răng cửa.

Bệnh mòn cổ chân răng không chỉ làm cho người bệnh mất đi sự mặt thẩm mỹ của hàm răng, trở ngại khi giao tiếp cũng như không tự tin nở nụ cười, không chỉ vậy mà nó còn gây ra những cơn ê buốt, đau nhức răng rất khó chịu, khiến việc ăn nhai, vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, làm răng bị lung lay, thậm chí dẫn đến mất răng.
 

Mòn Cổ Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Tại sao lại bị mòn cổ chân răng?
 

2. Triệu chứng mòn cổ chân răng

Triệu chứng thường gặp của bệnh lý này là tình trạng ê buốt chân răng khi ăn, uống những thức ăn quá nóng lạnh hoặc chua ngọt. Cổ chân răng cũng bị ê khi bạn đánh răng hoặc dùng nước xúc miệng. Cũng có trường hợp chỗ hàm răng bị mòn cổ răng trở nên sưng, nướu đau, nhức răng cảm giác dai dẳng khó chịu.

3. Nguyên nhân khiến răng bị mòn cổ là gì?

Mòn chân răng rất dễ nhận biết bởi khi rơi vào tình trạng này, ở phần cổ răng của bạn sẽ có một rãnh lõm vào phái trong ngay sát viền lợi. Và những chiếc răng dễ bị mòn cổ là răng số 4, răng số 5, răng số 6 và nhóm răng cửa.

Không phải bỗng nhiên mà cổ răng bị mòn đâu nhé! Chỉ khi bạn mắc phải 1 trong 2 vấn đề dưới đây thì răng mới bị đẩy vào nguy cơ mòn cổ răng:

3.1 Vôi răng tồn tại trong thời gian dài

Vôi răng hình thành và bám dính lâu ngày trên chân răng sẽ khiến nướu bị tụt khỏi răng. Và khi nướu bị tụt sẽ để lại chân răng trống trơn mà không được bảo vệ.

Lúc này chân răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và acid của thức ăn, nước bọt,…Theo thời gian, chân răng sẽ bị bào mòn là điều đương nhiên.

3.2 Đánh răng chưa đúng cách

Chúng ta nghĩ rằng: Khi đánh răng phải chải thật mạnh, chải thật kỹ và chải thật sát vào chân răng thì mới sạch sẽ. Thế nhưng, điều chúng ta suy nghĩ lại vô tình làm tổn thương răn, nhất là chân răng bởi đây là vị trí có độ chịu lực thấp.

Bên cạnh 2 nguyên nhân chính kể trên, bệnh mòn cổ răng còn do một số yếu tố khách quan khác như: di truyền, bệnh thiếu canxi, bệnh liên quan đến tiết nước bọt,…Từ những nguyên nhân khiến cổ răng bị mòn, chúng ta có thể biết được cần phải làm gì để phòng chống hiện tượng này giúp bảo vệ sức khỏe răng hàm tốt nhất.
 

Ê buốt chân răng: Nguyên nhân, Cách Điều trị và Phòng Ngừa
Điều trị mòn cổ chân răng
 

4. Biện pháp phòng tránh mòn cổ chân răng

Để tránh những ảnh hưởng bất lợi từ tình trạng mòn cổ chân rằng, người bệnh cần chủ động phòng ngừa bệnh lý này. Một số lưu ý bạn có thể tham khảo và áp dụng là:

  • Người bệnh cần đánh răng đúng cách, chải dọc hoặc theo đường tròn, không chải ngang, dùng chỉ nha khoa, bàn chải lông mềm và kem đánh răng có độ mài mòn thấp để vệ sinh răng miệng;
  • Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều axit, đồ ngọt và các chất kích thích,... vì chúng có thể gây mòn răng;
  • Súc miệng ngay sau khi ăn để loại bỏ vi khuẩn tấn công răng, giảm nguy cơ mòn men răng;
  • Lấy cao răng định kỳ 3 - 6 tháng/lần.

Cổ chân răng bị mòn là tình trạng thường gặp, gây mất chất và yếu răng. Khi gặp tình trạng này, bạn nên đến nha khoa điều trị càng sớm càng tốt vì nếu kéo dài sẽ gây nhiều phiền toái và khó chịu. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào mức độ tổn thương của chân răng. Người bệnh hãy làm theo mọi chỉ định của bác sĩ để giữ cho mình hàm răng khỏe mạnh và trắng sáng.

Nha khoa Tâm Việt là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Răng Hàm Mặt. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Tâm Việt, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi.
 

Khuyết cổ chân răng là gì? Lý do và các khắc phục hiệu quả
Khắc phục mòn cổ răng tại nha khoa Tâm Việt
 

5. Khắc phục mòn cổ chân răng như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân và mức độ tổn thương răng, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:

  • Trường hợp tổn thương còn nông, chưa vào tới tủy răng, bác sĩ chỉ cần trám vùng cổ chân răng bị mòn là được. Với tổn thương đã lan đến tủy răng, bác sĩ cần điều trị tủy và bọc răng sứ để đảm bảo răng được duy trì lâu dài trên khung hàm;
  • Trường hợp bệnh nhân bị mòn cổ răng, kết hợp với tụt lợi, lộ lớp cement chân răng thì bác sĩ có thể phải ghép mô liên kết để che phủ vùng chân răng bị lộ và xóa tổn thương mòn cổ răng;
  • Trường hợp mòn cổ răng kết hợp mất hướng dẫn răng nanh, bác sĩ sẽ đắp tạo hướng dẫn răng nanh để bảo vệ mối hàn;
  • Trường hợp bệnh nhân có nghiến răng, bác sĩ có thể phải làm máng nhai cho người bệnh đeo ban đêm để chống lại nguy cơ biến chứng của việc nghiến, cọ 2 hàm răng với lực mạnh liên tục lên nhau.
Bị MÒN CỔ CHÂN RĂNG là gì? Nguyên nhân & cách chữa trị mòn cổ răng
Giải pháp naò cho mòn cổ chân răng?

6. Một số gợi ý giúp bạn phòng ngừa mòn cổ răng:

  • Bạn nên thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày: dùng bàn chải đánh răng có lông mềm; dùng kem đánh răng có Fluor để chải răng; chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn; chải răng chậm và nhẹ nhàng, không chà mạnh lên mặt răng; chải sạch ở mặt trong, mặt ngoài và mặt trên cùng của tất cả các răng. Việc chải răng đúng cách sẽ giúp làm sạch răng, xoa bóp nhẹ nhàng vùng lợi sát răng giúp tăng lưu thông máu cho lợi, làm lợi khỏe mạnh mà không gây tụt lợi. nhưng chỉ chải răng không là chưa đủ. Kết hợp chải răng đúng cách và dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch các kẽ răng là phương pháp làm sạch răng hiệu quả nhất.
  • Bạn nên tránh ăn vặt, ăn nhiều các đồ ăn cứng, dai.
  • Bạn nên hạn chế dùng đồ ăn quá chua, ngọt, có gas.
  • Bạn nên hỏi kỹ bác sĩ điều trị của bạn về tác dụng phụ của thuốc đối với răng, tiết nước bọt trong miệng,...
  • Bạn nên tự lên lịch khám răng định kỳ 6 tháng một lần để loại bỏ cao răng, mảng bám trên mặt răng và có những điều chỉnh thích hợp cho hàm răng của mình.
  • Bạn nên tuân thủ các lời khuyên của nha sĩ.

XEM THÊM:
KHUYẾT CỔ CHÂN RĂNG NÊN KHẮC PHỤC BẰNG CÁCH NÀO TỐT NHẤT
RĂNG BỊ MÒN MẶT NHAI VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm