Chảy máu chân răng là triệu chứng phổ biến nhất của một số bệnh lý răng lợi. Nhưng nó cũng có thể thể hiện các vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn.
Đôi khi chảy máu chân răng có thể do đánh răng quá mạnh hoặc đeo răng giả không vừa vặn. Chảy máu chân răng thường xuyên cũng có thể cho thấy các tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm:
Khi các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng... bị tổn thương sẽ khiến các mạch máu vỡ ra, gây xuất huyết chân răng. Những tổn thương mô mềm có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Việc này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi ở những khe hở giữa nướu và răng. Các nội độc tố do vi khuẩn tiết ra làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, gây nên các phản ứng của cơ thể như sưng, viêm, chảy máu chân răng...
Việc chải răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng hoặc các va đập bên ngoài sẽ khiến nướu bị tổn thương, gây chảy máu.
Bệnh nhân không đi lấy cao răng thường xuyên rất dễ mắc phải bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Phần nướu lúc này sẽ bị sưng đỏ, viêm nhiễm, xung huyết và rất dễ bị chảy máu. Nướu càng bị viêm thì chảy máu càng nhiều.
Răng mọc lệch, khấp khểnh làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Thức ăn bị mắc lại ở các kẽ răng dễ gây viêm nhiễm, chảy máu chân răng.
Phụ nữ có hiện tượng thay đổi nội tiết tố ở các giai đoạn như dậy thì, mang thai hoặc tiền mãn kinh. Những thay đổi đột ngột này làm tăng lưu lượng máu đến lợi, gây xuất huyết.
Tiểu cầu trong máu có chức năng cầm máu, khi bạn mắc các bệnh lý như sốt xuất huyết, bạch cầu... sẽ khiến lượng tiểu cầu suy giảm. Từ đó xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng.
Vitamin C giúp phát triển và tái tạo mô, có chức năng chữa lành vết thương và củng cố xương, răng của bạn. Nếu cơ thể bạn thiếu Vitamin C sẽ diễn ra tình trạng sưng và chảy máu nướu.
Trong khi đó Vitamin K giúp máu của bạn đông lại khi chảy ra ngoài. Nếu cơ thể không cung cấp đủ VItamin này qua chế độ ăn uống hoặc cơ thể không hấp thụ được thì sẽ xảy ra tình trạng chảy máu.
Gan và thận là 2 bộ phận tham gia vào việc tổng hợp đông máu từ Vitamin K. Nên khi 2 bộ phận này gặp vấn đề, không tổng hợp được chất sẽ dẫn đến việc máu không đông, gây chảy máu.
Ngoài ra, bệnh nhân khi mắc các bệnh rối loạn máu không đông, bệnh bạch cầu, đa u tủy cũng khiến chân răng chảy máu trầm trọng.
Bệnh nhân khi gặp phải dấu hiệu chảy máu chân răng, ngoài việc đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt cũng nên khám tổng quát sức khỏe. Để sớm phát hiện những bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải.
Các nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu chân răng
Để phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả nhất, việc bạn cần làm là ăn uống đủ chất, tăng cường sức khỏe và bổ sung vitamin cho cơ thể. Đồng thời chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách.
Hơn 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng. Từ đó, cho thấy chúng ta chưa dành sự quan tâm đúng mực cho tình hình sức khỏe răng miệng của mình. Khi răng miệng gặp vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, cần thay đổi nhiều thói quen trong vấn đề chăm sóc răng miệng, đi khám sức khỏe định kỳ. Và khi gặp bất cứ vấn đề gì, bạn cần trực tiếp đến khám ở các nha khoa, bệnh viện uy tín, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm
Phòng ngừa bệnh chảy máu chân răng như thế nào hiệu quả?
Uống nước tráng miệng sau mỗi bữa ăn
Dùng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám thức ăn thừa còn sót lại. Không nên sử dụng tăm hay vật nhọn chạm vào nướu răng vì sẽ gây chảy máu, tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Đánh răng ngày 2 lần, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đánh răng đúng cách, dùng bàn chải lông mềm, kích thước vừa với khoang miệng. Khi đánh răng thì đánh nghiêng bàn chải 45 độ, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Không chải răng theo chiều ngang vì sẽ gây mòn men răng và khiến cách mạch máu dưới nướu bị tổn thương.
Hạn chế ăn thực phẩm cứng, dẻo.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất như chanh, cam, cà rốt, rau có màu sẫm…
Nếu hiện tượng chảy máu chân răng xảy ra liên tục, thường xuyên, cần tiến hành thăm khám kịp thời để xác định nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang bị suy giảm. Bởi vậy, khi có hiện tượng này bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, tránh những diễn biến trầm trọng của bệnh, đồng thời phục hồi chức năng của mô mồm và khả năng ăn nhai của răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng