• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN NÊN BIẾT
Thứ 7 | 29/06/2019 - Lượt xem: 1194

Những lưu ý khi điều trị bệnh nghiến răng?? Tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ?? Địa điểm điều trị bệnh nghiến răng khi ngủ an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 


BỆNH NGHIẾN RĂNG NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ


Nghiến răng là một bệnh lý khá phổ biến ở các trẻ em lẫn người cao tuổi và để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như toàn cơ thể.

Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két khi ngủ. Chứng này có thể gây ảnh hưởng xấu tới men răng, đau răng, hàm và mặt hay trầm trọng hơn là rồi loạn thái dương hàm, đau khớp hàm và cơ hàm mãn tính.

Chứng nghiến răng khi ngủ tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn tới một số biến chứng khó lường về răng miệng. Bác sĩ Nha Khoa Tâm Việt sẽ cung cấp những kiến thức đầy đủ về chứng nghiến răng khi ngủ để bạn có thể nhận biết, phòng tránh hoặc chữa trị kịp thời và hiệu quả.


 
CHỨNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ LÀ??


Nghiến răng là một thói quen không hiếm nhưng nếu bạn nghiến răng thường xuyên. Đặc biệt là khi ngủ, thì đây là một chứng bệnh gọi là chứng nghiến răng khi ngủ (sleep bruxism). Nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra thường xuyên thì không những gây khó chịu cho người ngủ cùng mà răng và hàm của bạn còn có thể bị tổn thương và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Chứng nghiến răng (bruxism) là tình trạng hai hàm răng bị ghì và siết, nghiến chặt tạo áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Nếu bạn bị chứng nghiến răng, bạn có thể nghiến răng một cách vô thức khi thức hoặc nghiến răng khi đang ngủ.

Chứng nghiến răng khi ngủ ở dạng nhẹ thường không cần điều trị. Tuy nhiên, một số người bị nghiến răng khi ngủ thường xuyên và ở mức nghiêm trọng có thể bị biến chứng như rối loạn chức năng hàm, đau đầu, tổn thương răng và các vấn đề khác. Bạn hãy tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh để phòng trường hợp mình mắc chứng này mà không biết.



 


 
ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ


Trong hầu hết các trường hợp, chứng nghiến răng khi ngủ không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Nhưng nếu tình trạng nghiến răng khi ngủ trở nặng và diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến các ảnh hưởng sau đây:


- Tổn thương răng hoặc hàm

- Căng đầu, đau, nhức đầu

- Đau mặt hoặc hàm nặng

- Biến dạng khuôn mặt

- Chứng nghiến răng khi ngủ mãn tính có thể dẫn đến gãy răng, mòn răng, rụng răng.

- Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Chứng nghiến răng ngủ có thể làm bệnh này nặng hơn.


 
DẤU HIỆU CỦA CHỨNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ


Các dấu hiệu sau có thể giúp bạn nhận biết chứng nghiến răng khi ngủ.

+ Răng xiết hoặc nghiến vào nhau, có thể phát ra âm thanh đủ to để khiến người ngủ bên cạnh thức giấc.

+ Răng bị mòn, nứt, sứt mẻ hoặc lung lay

+ Mất men răng, để lộ các lớp răng nằm sâu bên trong

+ Răng đay và nhạy cảm hơn

+ Mỏi hàm, cơ hàm kém linh hoạt hoặc hàm bị chặt khiến khó mở ra và đóng lại hoàn toàn

+ Đau hoặc đau nhức hàm, cổ hoặc mặt

+ Có cảm giác đau tai mặc dù tai vẫn bình thường

+ Đau đầu ê ẩm

+ Bị tổn thương trong má do nhai

+ Giấc ngủ bị gián đoạn



 


 
NGUYÊN NHÂN GÂY NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ


Chứng nghiến răng khi ngủ có thể do sự kết hợp của các yếu tố vật lý, tâm lý và di truyền như:

- Những cảm xúc như lo lắng, stress, tức giận, thất vọng, căng thẳng

- Thói quen nghiến răng khi quá tập trung

- Nhai kích động khi ngủ

- Những rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ


 
CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC CHỨNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ


STRESS: Tình trạng quá lo lắng và stress, tức giận hoặc thất vọng có thể dẫn tới nghiến răng.

TUỔI TÁC: Chứng nghiến răng khi ngủ thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng thường biến mất khi trưởng thành

TÍNH CÁCH: Những người có tính cách mạnh mẽ, cạnh tranh hoặc dễ kích động thường có nguy cơ mắc chứng nghiến răng cao hơn.

THUỐC VÀ CÁC CHẤT KÍCH THÍCH: Một số loại thuốc điều trị tâm thần như thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ dẫn tới chứng nghiến răng khi ngủ. Thuốc lá, các loại đồ uống chứa caffeine, rượu và các chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ bị nghiến răng khi ngủ.

DI TRUYỀN: Những người có thành viên trong gia đình mắc chứng nghiến răng khi ngủ có nguy cơ cao bị chứng này.

CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN KHÁC: Nghiến răng có liên quan đến một số hội chứng rối loạn tâm thần, ví dụ như bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, động kinh, khủng hoảng ban đêm, hội chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và tăng động/ thiếu tập trung.

Bác sĩ thường xác định nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ bằng cách hỏi các câu hỏi về sức khỏe răng miệng nói chung, các loại thuốc người đó sử dụng, sinh hoạt hàng ngày và thói quen ngủ. Để xác định chứng nghiến răng khi ngủ ở mức độ nào, bác sĩ có thể kiểm tra:

+ Mức đau nhức ở các cơ hàm

+ Những bất thường về răng miệng như vỡ răng hoặc bị mất răng.

+ Các tổn thương răng miệng, tổn thương xương bên dưới và bên trong má thông qua chụp X quang.



 


 
TÁC HẠI CỦA BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
 
VỀ GIAO TIẾP


Tật nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu, không ngủ được.

 
LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẨM MỸ


Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định.

 
DẪN ĐẾN CÁC BỆNH VỀ RĂNG MIỆNG NẾU KHÔNG ĐƯỢC XỨ LÝ KỊP THỜI


Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng...

 
KHIẾN BẠN TRÔNG GIÀ HƠN


Tật nghiến răng diễn ra thường xuyên sẽ làm răng bị mòn làm giảm kích thước tầng dưới mặt, do đó trông bạn sẽ già hơn rất nhiều

 
GÂY ĐAU CƠ


Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.

 
CÓ THỂ GÂY RA CÁ BIẾN DẠNG TRÊN KHUÔN MẶT


Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương-hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ,…

Trên đây là các nguyên nhân, tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ mà các bạn nên biết, thấy được sự nguy hiểm của bệnh thì mọi người mới chú ý tới nó, và cẩn thận hơn, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để tránh xa, và phát hiện kịp thời nhằm phòng tránh và điều trị bệnh nghiến răng hiệu quả.



 


 
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ


Tùy thuộc vào nguyên nhân bị nghiến răng mà có cách điều trị khác nhau:

 
ĐIỀU TRỊ NHÓM NGUYÊN NHÂN THUỘC VỀ HÌNH THỂ:


˗ Điều chỉnh những điểm vướng cộm, hay những điểm cản trở hoạt động của hàm dưới

˗ Phục hồi hay chỉnh hình các răng mọc lệch lạc

˗ Máng nhai chống nghiến răng, đây là một giải pháp điều trị phổ biến trên thế giới, vì nó giúp giãn cơ, giảm tình trạng co thắt của các cơ nhai, bảo vệ hàm răng không bị gãy vỡ, di chuyển vị trí lồi cầu xương hàm dưới vào vị trí thích hợp.


 
ĐIỀU TRỊ NHÓM NGUYÊN NHÂN THUỘC VỀ THẦN KINH:


˗ Giải tỏa tâm lý, căng thẳng, bằng cách thư giãn, gặp bạn bè, người thân để chia sẻ, hoặc gặp bác sĩ tâm lý để nhận được những lời khuyên thích hợp.

˗ Tổ chức cuộc sống, một cách hợp lý: cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng giữa trách nhiệm xã hội và gia đình.

˗ Cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trước khi ngủ nên tắm nước ấm, nghe nhạc êm dịu, không nên hoạt động quá mức hay ăn quá no ngay trước giờ ngủ. Tránh tình trạng thức quá khuya.


 
ĐIỀU TRỊ NHÓM NGUYÊN NHÂN THUỘC VỀ THUỐC:


- Giảm các chất kích thích: rượu bia thuốc lá.

- Có thể sử dụng các thuốc giãn cơ.


 
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ NGHIẾN RĂNG


+ Trong trường hợp nghiến răng gây ra do rối loạn giấc ngủ thì nên đi khám sớm để phát hiện các vấn đề liên quan đến thần kinh, tâm thần.

+ Ở trẻ em có sự rối loạn khớp cắn do sự mọc răng, hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ dẫn đến tình trạng nghiến răng.

Đồng thời, trẻ có thể bị căng thẳng thần kinh trong học tập, quan hệ bạn bè. Do đó, phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống xung quanh trẻ, từ đó giải tỏa tâm lý cho trẻ.

+  Trước khi ngủ nửa tiếng, hãy cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng, đọc truyện tranh cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ, nhất là đồ ngọt dễ gây hưng phấn lên hệ thần kinh.

+ Nên tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, không thức khuya, đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ canxi, vệ sinh răng miệng tốt trước khi ngủ.

Điều trị bệnh nghiến răng nhanh chóng sẽ giúp chúng ta cân bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống, vì thế khi có bất kì dấu hiệu nào của bệnh nghiến răng cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời.



 


 
PHÒNG NGỪA CHỨNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ


Bạn có thể phòng ngừa chứng nghiến răng khi ngủ bằng cách sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm do nha sĩ cung cấp. Dụng cụ này sẽ vừa với răng nên có thể ngăn ngừa răng nghiến vào nhau.

Những thói quen sống lành mạnh sau đây sẽ giúp bạn điều trị chứng nghiến răng khi ngủ.
Thư giãn toàn thân: Nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc luyện tập thể dục có thể giúp bạn thư giãn và giảm nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ.

Tránh dùng chất kích thích: Bạn hãy tránh cà phê, trà vì các loại nước này chứa chất caffeine. Bạn cũng nên tránh uống rượu vào buổi tối vì những chất kích thích có thể làm chứng nghiến răng khi ngủ trở nên tồi tệ hơn.

Kiểm tra chứng nghiến răng khi ngủ: Ngủ ngon vào buổi tối có thể giúp điều trị các rối loạn giấc ngủ và giúp giảm chứng nghiến răng khi ngủ. Nếu bạn ngủ cùng với người khác, bạn nên nhờ người ngủ cùng để ý xem mình có nghiến răng hay tạo ra những âm thanh ken két vào ban đêm khi bạn ngủ hay không để đi khám kịp thời.

Khám răng định kỳ: Khám răng là cách tốt nhất để nhận biết chứng nghiến răng khi ngủ, bác sĩ có thể nhận biết các dấu hiệu nghiến răng khi ngủ thông qua khám miệng và hàm trong những lần khám và kiểm tra răng miệng định kỳ.

Nghiến răng khi ngủ đôi khi có thể tự khỏi nhưng trong một số trường hợp bạn cần tới sự giúp đỡ của nha sĩ và bác sĩ tâm lý. Chỉ cần để ý tình trạng răng miệng là bạn có thể kịp thời xử lý tình trạng này trước khi gặp các biến chứng nguy hiểm hơn nhé.

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan tới bệnh nghiến răng khi ngủ. Từ những thông tin chúng tôi đã cung cấp thì câu hỏi nghiến răng khi ngủ là bệnh gì chắc chắn đã được các bạn giải đáp. Hi vọng những thông tin của chúng tôi sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh hiệu quả.



 




BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.comb

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    ĐIỀU TRỊ CƯỜI HỞ LỢI PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ MANG NỤ CƯỜI ĐẸP ĐẾN VỚI BẠN

    Các hướng phẫu thuật cười hở lợi được các nha sĩ áp dụng?? Phương pháp điều trị cười hở lợi thích hợp nhất là gì?? Địa điểm phẫu thuật cười hở lợi an toàn, hiệu quả, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
  •  

    THỰC PHẨM ẢNH HƯỞNG ĐẾN RĂNG MIỆNG CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

    Việc bảo vệ sức khoẻ răng miệng cũng là bảo vệ sức khoẻ chung đem lại sự thoải mái và tự tin cho bản thân. Bên  cạnh việc chăm sóc răng  miệng đúng cách cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có hại cho răng và tăng cường các thức ăn có lợi cho răngg. Việc ăn uống hợp lý không chỉ mang lại sức khoẻ cho răng miệng mà còn đem lại sức khoẻ toàn diện cho cơ thể.

  •  

    CHỈ NIỀNG RĂNG HÀM DƯỚI CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

    Việc chỉ niềng răng hàm dưới có lẽ là biện pháp ít được ưa chuộng trong việc điều trị răng sai lệch cả hai hàm. Thực tế, hiệu quả của nó thường bị giới hạn, đặc biệt khi cần phải điều chỉnh cả hai hàm để đạt được kết quả mong muốn.Có những trường hợp đặc biệt mà các chuyên gia có thể xem xét niềng chỉ một hàm dưới, đặc biệt khi hàm trên đã đạt được sự cân đối và tỷ lệ mong muốn. Điều này có thể là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện, nhằm đảm bảo sự hài hòa và chức năng cho hàm răng. 
  •  

    ĐIỀU TRỊ RĂNG NHIỄM TETRACYLINE NHƯ THẾ NÀO?

    Răng nhiễm Tetracyline là hiện tượng răng ố vàng ( vàng, đen sẫm hoặc màu răng loang lỗ) do tác dụng phụ của Tetracyline. Răng nhiễm kháng sinh là răng tối màu từ bên trong mô răng, nó hoàn toàn khác với nhiễm màu bắt nguồn từ thực phẩm..