Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị hôi miệng?? Bệnh hôi miệng có lây không?? Hôi miệng xuất phát do đâu?? Địa điểm điều trị hôi miệng uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG HÔI MIỆNG
Nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ thói quen sinh hoạt trong ăn uống hoặc bệnh lý. Khi tìm được nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều phù hợp chữa bệnh hôi miệng, bạn sẽ lấy lại được hơi thở thơm mát.
NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG DO ĐÂU??
Có những nguyên nhân hôi miệng hoặc hơi thở khó chịu, ví dụ như:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Khi thức ăn còn sót lại trong miệng hoặc giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân gián tiếp hình thành các mảng bám cao răng, lâu dần các lỗ hỏng sâu răng cũng xuất hiện, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn trú ẩn và tăng sinh, gây ra bệnh hôi miệng nghiêm trọng.
- Bị khô miệng: Đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến. Nếu nước bọt bị giảm trên 50%, tức vi khuẩn lúc này cũng tăng sinh nhiều hơn. Bởi nước bọt làm nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa, làm giảm các thay đổi về tính acid trong miệng, nếu bị khô nước miếng, tất cả các nhiệm vụ này sẽ không thực hiện được. Khô miệng do thói quen thở bằng miệng, tuổi già, thiếu sinh tố, mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường, thiếu hồng cầu, đa xơ cứng, liệt kháng AIDS.
- Các nguyên nhân bị hôi miệng đến từ việc ăn một số thực phẩm gây mùi hôi như: Hành, tỏi, hoặc nhiều món đạm, chất béo. Đặc biệt, hút thúc lá, uống rượu bia cũng là nguyên nhân gây hôi miệng nghiêm trọng.
- Các bệnh rối loạn bao tử, dạ dày: Khi có rối loạn về sự có bóp của bao tử, thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo, ở lâu trong dạ dày, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ợ.
- Tâm lý: Một nguyên nhân tâm lý là nhiều người quá chú tâm tới dung nhan mình, có ảo tưởng là cơ thể mình hư hao, phát tiết ra mùi khó chịu. Hoặc một số người mắc chứng bệnh như trầm cảm, tâm thần phân liệt... Đây là những trường hợp đặc biệt gây nên bệnh hôi miệng.
- Sâu răng: Khi men răng bị vi khuẩn tấn công sẽ bị hư vào tạo lỗ khuyết trên răng. Các vụn thức ăn rất dễ mắc vào và bị phân hủy gây hôi miệng.
- Cao răng: Đây là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến. Vi khuẩn trong cao răng không chỉ gây mùi hôi mà còn làm viêm nướu, chảy máu chân răng. Loại máu này có mùi hôi và tanh làm miệng bị hôi hơn.
BỆNH HÔI MIỆNG Ở NGƯỜI LỚN
Đối với người có thói quen hút thuốc lá, rượu bia thì hơi thở thường nặng mùi khó chịu, nói về tình trạng này các chuyên gia răng miệng gọi chung là triệu chứng hôi miệng. Và không chỉ với một nguyên nhân trên mà ngay cả những người có chế độ ăn uống không hợp lý hay vệ sinh răng miệng không đúng cách... Cũng có thể mắc căn bệnh hôi miệng ở người lớn.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu và có cách nào để điều trị căn bệnh này không??
NGUYÊN NHÂN NGƯỜI LỚN BỊ HÔI MIỆNG
Người lớn dễ bị hôi miệng là do các nguyên nhân say gây nên:
- Thói quen sử dụng nhiều chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá.. Không chỉ khiến cơ thể mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác mà còn làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Chế độ ăn uống không cân bằng nên dễ mắc các bệnh lý về răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu... Chính những bệnh lý này gây nên bệnh hôi miệng ở người lớn.
- Mắc phải bệnh lý khô miệng: làm tuyến nước bọt tiết không đủ để làm ẩm khoang miệng dẫn đến số lượng vi khuẩn tăng làm cho miệng có mùi hôi.
- Bị các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp... Là những tác nhân gây ra hơi thở có mùi khó chịu.
- Do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc trầm cảm, thuốc an thần.. Khiến cho miệng có mùi khó chịu.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HÔI MIỆNG Ở TRẺ EM
Hôi miệng có thể xảy ra đối với bất kỳ đối tượng nào, cả trẻ em hay người lớn. Ở trẻ em, vấn đề này càng được bố mẹ quan tâm nhiều hơn. Bởi vì hiện tượng hôi miệng có thể xuất phát từ một bệnh lý nào đó và nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày của trẻ. Chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hôi miệng ở trẻ em trong bài viết này.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CÓ HƠI THỞ "BỐC MÙI"
Tình trạng hôi miệng không hề xa lạ, nhất là đối với trẻ em, những đối tượng chưa biết tự chăm sóc bản thân một cách kĩ lưỡng. Bởi vậy các bậc cha mẹ lúc nào cũng nên tìm hiểu để biết nguyên nhân khiến con trẻ gặp phải vấn đề này. Có như vậy thì mới có thể cải thiện được tình hình.
Theo khảo sát, việc trẻ bị hôi miệng thường xuất phát từ các lý do sau đây.
KHÔNG ĐẢM BẢO VỆ SINH RĂNG MIỆNG
Đối với các bé mới mọc răng, nếu bố mẹ biết cách chăm sóc răng miệng tốt thì sẽ không có chuyện hơi thở của bé có mùi khó chịu. Nhưng từ khi bạn để cho trẻ được quyền tự vệ sinh răng miệng thì cần quan sát để điều chỉnh nếu có sai sót. Bởi vì đa phần các bé chưa thật sự ý thức được sự quan trọng của việc đánh răng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách và không đủ kĩ lưỡng, lâu ngày răng của bé xuất hiện các mảng bám. Cặn thức ăn đọng lại ở các khe răng nếu không được lấy đi hàng ngày thì rõ ràng sẽ dẫn đến hôi miệng. Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn gây hôi miệng tích tụ ngày càng nhiều khiến tình trạng rau mùi thêm nghiêm trọng.
TRẺ ĂN CÁC LOẠI THỨC ĂN NẶNG MÙI
Không chỉ trẻ em mà bất kỳ ai trong chúng ta, khi ăn các loại thực phẩm hơi nặng mùi cũng sẽ bị hôi miệng. Chẳng hạn khi bạn tiêu thụ nhiều hành, tỏi, phô mai,.. Trong thời gian liên tục mà lại kém vệ sinh răng miệng thì không thể tránh khỏi việc hơi thở bốc mùi khó chịu.
Đối với trẻ, bạn không nên cấm tuyệt đối những món này trong thực đơn hàng ngày, nhưng nên hạn chế lượng ăn. Đặc biệt, sau khi ăn các loại thực phẩm này thì phải cho bé súc miệng, đánh răng kĩ hơn bình thường. Hoặc bố mẹ có thể cho con ăn thêm thức khác có tác dụng giảm mùi ngay sau đó.
TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC TÂY Y
Nhiều trường hợp trẻ bị hôi miệng là do tác dụng của thuốc chữa bệnh. Điều này được các chuyên gia giải thích rằng quá trình phân hủy của các hóa chất trong thành phần thuốc tây thường sinh ra những mùi lạ, khó chịu. Chính trẻ cũng cảm nhận được điều này nên đôi khi bạn thấy bé có biểu hiện chán ăn trong những ngày ốm hoặc sau trận ốm.
Đối với nguyên nhân này thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu tình trạng hôi miệng vẫn kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi uống thuốc nhiều ngày thì không được bàng quan.
CÓ DỊ VẬT Ở MŨI BÉ
Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho hay, khi niêm mạc mũi bị tổn thương thì thường gây mùi hôi trong hơi thở của trẻ. Mà trẻ em có thể hiếu động, trong lúc chơi thường hay nhét vật nhỏ gì đó vào mũi khiến niêm mạc mũi tổn thương. Khi đó, bạn quan sát sẽ thấy dịch chảy ra từ mũi và bé bị khó thở, hơi thở có mùi hôi.
Dị vật có thể được phát hiện tại nhà, bố mẹ bình tĩnh và nhẹ nhàng vẫn có thể lấy ra được. Tuy nhiên, sẽ an toàn hơn nếu có được bác sĩ soi vào kiểm tra. Hãy cho bé đến bệnh viện để được xét nghiệm dịch mũi và biết được liệu trẻ có bị nhiễm trùng không nhé.
DO CÁC BỆNH LÝ NHA KHOA
Tất nhiên nguyên nhân hôi miệng rất có khả năng là do bệnh lý nha khoa, điều này dễ dàng được nghĩ đến. Nếu bé nhà bạn bị hôi miệng nhiều ngày và kèm theo nhức răng, hay bị sốt thì có thể là trẻ đã mắc các bệnh như: Viêm lợi, áp xe răng, sâu răng, nha chu,...
Khi thấy trẻ khóc, chán ăn hay nói với bố mẹ về việc bị đau nhức trong răng, miệng thì hãy cho bé đến gặp bác sĩ nha khoa để điều trị.
KHÔ MIỆNG, NGHẸT MŨI
Trong những ngày bị nghẹt mũi, trẻ thường có xu hướng thở bằng miệng. Việc này đã tạo cơ hội cho các vi khuẩn hại tăng trưởng, gây hôi miệng. Ngoài ra, khi bị khô miệng, đồng nghĩa với việc thiếu nước bọt để làm sạch khoang miệng, sẽ khiến các tế bào chết tích tụ, kết quả là hơi thở của bé có mùi hôi.
TRẺ BỊ NHIỄM TRÙNG AMIDAN
Có thể trong đợt cắt amidan trước đó, bé đã bị nhiễm trùng hoặc sưng. Do đó, hơi thở của bé thường bị hôi. Nhưng các bố mẹ cũng không cần quá lo lắng vì trường hợp hôi miệng này thường biến mất sau vài tuần.
Ngoài ra, nếu trẻ vừa ngủ dậy mà bị hôi miệng thì cũng là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân là do nước bọt không được sản xuất đủ trong lúc ngủ khiến vi khuẩn tích tụ nhiều hơn ban ngày và sinh ra hiện tượng nước bọt có mùi khắm ở trẻ em.
DO TRẺ BỊ TRÀO NGƯỢC AXIT DẠ DÀY THỰC QUẢN
Đây có lẽ là vấn đề được quan tâm hơn cả vì mức độ nghiêm trọng của nó. Các loại thức ăn chưa được tiêu hóa hết ở dạ dày bị trào ngược qua thực quản do những cơ quan này bị tổn thương. Do đó, mà sinh ra mùi hôi trong hơi thở của trẻ. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ với các hiện tượng tự như:
- Khó nuốt, hay bị nấc.
- Ợ nóng, ợ chua, đau rát xương ức và cổ họng.
- Ngủ dậy miệng hôi và có vị chua.
- Khàn giọng, viêm họng.
HÔI MIỆNG MANG ĐẾN NHIỀU PHIỀN TOÁI CHO TRẺ
Nhiều vấn đề nảy sinh khi trẻ bị hôi miệng khiến bố mẹ không yên tâm.
Đầu tiên là chuyện sức khỏe của trẻ, bạn có thể rất lo lắng rằng bé đang gặp phải một tình trạng không ổn, chẳng hạn như bệnh lý nào đó. Thay vì đoán hay bối rối thì hãy quan sát các biểu hiện kèm theo ở trẻ em và đưa đến gặp bác sĩ để xử lý triệt để.
Tiếp theo là tâm lý không tự tin khi bé giao tiếp hàng ngày. Đối với những bé đã đến trường và ý thức được việc hôi miệng của mình thì sẽ rất ngại khi trò chuyện cùng bạn bè. Điều này dẫn đến tình trạng tự cô lập, khó phát huy năng lực và khả năng trong học tập, sinh hoạt tập thể.
Bên cạnh đó, có những bạn nhỏ không hề biết mình bị hôi miệng nhưng tất nhiên người khác lại nhận ra. Nếu bố mẹ cũng ít để ý đến tình trạng của con thì khi tiếp xúc với những người bên ngoài, trẻ sẽ bị xa lánh hay hạn chế các mối quan hệ và cơ hội để thể hiện mình.
Đặc biệt, hôi miệng do bệnh lý thường kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như: Biếng ăn, đau rát, nhức,... Những điều này gây khó khăn và cản trở sự phát triển cho bé về thể chất lẫn tinh thần.
MỘT SỐ CHÚ Ý CHỮA BỆNH HÔI MIỆNG:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, 1 ngày đánh răng ít nhất 2 lần
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Thường xuyên dùng chỉ y tế để loại bỏ những thức ăn dính ở kẽ răng.
Tóm lại hôi miệng có lây không thì câu trả lời hoàn toàn là không. Hôi miệng nếu muốn chữa khỏi bệnh thì chúng ta cần biết được nguyên nhân gây ra là gì. Nhưng trước mắt chúng ta nên có một thói quen vệ sinh tốt. Và tốt hơn hết chúng ta nên khám bác sĩ theo định kỳ 6 tháng 1 lần về răng miệng.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366