• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
CẤY GHÉP IMPLANT CHO NGƯỜI MẤT CHÂN RĂNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC
Thứ 5 | 23/06/2022 - Lượt xem: 657

1. Các phương pháp điều trị khi bị mất chân răng.

1.1 Dùng hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp tuy là một trong những phương pháp trồng răng khi mất chân răng nhưng chỉ được áp dụng để phục hồi một phần chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng.

Hàm giả tháo lắp được chế tác có phần mô nướu và răng để gắn trực tiếp lên nướu. Mô nướu được làm từ những hợp chất đặc biệt sao cho giống với nướu thật nhất. Phần răng cần thay thế thì được làm từ sứ hoặc kim loại, tất cả các thành phần đều an toàn và lành tính với cơ thể.

Phương pháp này dễ thực hiện, không cần phẫu thuật, hoàn thiện nhanh chóng và chi phí thấp. Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp không thay thế được chân răng đã mất nên không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương. 

Việc vệ sinh hàm giả cũng rất cầu kỳ và tốn thời gian. Nếu vệ sinh không kỹ còn gây ra hôi miệng và dẫn tới bệnh sâu răng. 

Hàm giả dễ bị rơi rớt trong quá trình ăn uống, giao tiếp. Và chỉ có tuổi thọ từ 3 - 5 năm. 
 

Phục hình tháo lấp răng giả - Những trường hợp mất răng có thể làm phục  hình tháo lấp
Trồng răng tháo lắp cho người mất răng

1.2 Trồng răng sứ khi bị mất răng 

Trong trường hợp mất cả chân răng hoặc chân răng đã lung lay thì bác sĩ sẽ thực hiện nhổ bỏ và tiến hành làm cầu răng sứ. Phương pháp này thường được gọi là trồng răng sứ khi mất răng

Bác sĩ sẽ tiến hành mài hai răng chắc khỏe, kế cận răng mất để làm điểm tựa, sau đó sẽ chụp cầu răng sứ lên trên. Mỗi cầu răng bao gồm: 2 mão răng sứ được gắn vào 2 đầu răng thật đã mài và răng giả nằm ở giữa.

Cầu răng sứ phục hồi 60 - 80% chức năng ăn nhai. Nhưng cũng chỉ có thời hạn sử dụng từ 7 - 10 năm. Quá trình thực hiện còn làm ảnh hưởng đến cấu trúc của 2 răng thật kế cận, làm 2 răng này bị yếu đi. 

Các biến chứng như: tụt nướu, viêm nha chu, lộ cầu răng sứ rất dễ xảy ra. Đồng thời, phương pháp này cũng không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương sau khi mất răng. 

1.3 Trồng răng Implant

Đây là phương pháp duy nhất trồng răng không có chân răng hiện nay có thể khôi phục lại đầy đủ cả chân và thân răng đã mất, giúp ngăn chặn được tình trạng tiêu xương một cách hiệu quả.

Cấu trúc của một chiếc răng Implant bao gồm trụ Implant thay thế chân răng, mão răng sứ thay thế thân răng và Abutment là khớp nối giữa trụ Implant và mão răng sứ. Cấu trúc răng Implant đầy đủ và hoàn toàn giống với răng thật. Điều này đảm bảo được chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của răng được trồng mới. 
 

Phẫu thuật cấy ghép Implant: Giải pháp tối ưu cho người bị mất răng lâu năm  | Vinmec
Dịch vụ trồng răng implant uy tín
 

2. Tại sao phải trồng răng implant khi mất chân răng?

Xương hàm trên và xương hàm dưới ngoài vai trò là “nền móng” vững chắc cho hàm răng còn liên kết với các xương khác, giúp kiến tạo, định hình và nâng đỡ cấu trúc khối xương mặt. 

Khi mất răng, hoạt động ăn nhai và cả việc tác động lực lên xương hàm ở vị trí răng mất cũng ngừng hẳn. Dần dần, xương hàm tại vị trí đó sẽ thoái hóa, tiêu biến và lan rộng ra xung quanh. Khi xương hàm bị tiêu nặng sẽ dẫn đến các hệ quả kéo theo khác như hạ xoang hàm, tụt nướu, móm, chảy xệ, nghiêm trọng hơn nữa là làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt.

Chính vì vậy mà cần phương pháp có thể thay thế được cả chân răng để ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, đó là cấy ghép Implant cho răng bị mất.

Phương pháp  trồng răng giả Implant là phương pháp phục hình duy nhất hiện nay đảm bảo ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm khi mất chân răng. Cấu trúc của một chiếc răng Implant bao gồm trụ Implant thay thế chân răng, mão răng sứ thay thế thân răng và Abutment là khớp nối giữa trụ Implant và mão răng sứ. Cấu trúc răng Implant đầy đủ và hoàn toàn giống với răng thật. Điều này đảm bảo được chức năng ăn nhai và cảm giác của răng được trồng mới. 

 

Cấy Ghép Implant Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Quy Trình Thực Hiện
Khi nào bạn nên trồng răng implant
 

3. Trồng răng implant khi không còn chân răng

Những trường hợp mất răng thường xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi trung niên. Khi các bộ phận của cơ thể dần suy yếu cộng thêm việc không chăm sóc tốt cho sức khỏe răng miệng, dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nên các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu nặng và dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

Các trường hợp này bệnh nhân thường để trống răng mất trong một thời gian hoặc thực hiện các biện pháp phục hình khác như dùng hàm tháo lắp hoặc làm cầu răng sứ. Cho đến khi gặp các vấn đề về ăn nhai, vệ sinh răng miệng, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe bản thân, bệnh nhân mới thực hiện cắm Implant khi không còn chân răng

Lúc này, bệnh nhân có thể sẽ bị tiêu xương hàm ở một mức độ nhất định hoặc xương hàm mỏng, yếu, cộng thêm các tình trạng khác như hạ xoang hàm, tụt nướu. Trồng răng Implant khi mất chân răng lúc này sẽ đi kèm với các kỹ thuật khác như ghép xương, nâng xoang và điều trị các bệnh lý răng miệng trước khi thực hiện cấy ghép Implant. 

Xem thêm:

 

4. Các kỹ thuật trồng implant hiện nay

4.1 Cấy trụ Implant riêng lẻ

Kỹ thuật này áp dụng với những trường hợp mất một hoặc một vài răng trên cung hàm. Mỗi trụ Implant sẽ thay thế cho một chân răng đã mất. Trong trường hợp bệnh nhân mất nhiều răng liền kề, số trụ Implant được cấy có thể ít hơn số răng đã đã mất, không nhất thiết phải mất bao nhiêu răng thì cấy bấy nhiêu trụ. Miễn sao vẫn đảm bảo được số trụ Implant được cấy vào xương hàm vẫn sẽ tác dụng lực đều lên cung hàm và ngăn chặn tình trạng tiêu xương. 

Trồng răng Implant khi mất chân răng riêng lẻ có thể sử dụng bất kì loại trụ nào cũng mang lại hiệu quả tối ưu, tùy theo nhu cầu của bệnh nhân. 
 

Trồng Răng Implant All On 6 Là Gì? Có Gì Khác So Với Implant All On 4? -  Nha khoa Delia
Các loại phục hình implant
 

4.2 Phục hình Implant toàn hàm tháo lắp

Kỹ thuật này dành cho những bệnh nhân mất răng toàn hàmCác trụ Implant sẽ được cấy vào xương hàm. Dựa trên các trụ Implant đã được cấy ghép sẽ tiến hành phục hình một hàm giả tháo lắp phủ lên trên.

Tuy nhiên, phương pháp cắm Implant khi không còn chân răng sử dụng hàm giả tháo lắp này có rất nhiều hạn chế như phải tháo ra vệ sinh hằng ngày, khả năng ăn nhai và cảm giác không tốt, các kẹp liên kết hoặc vòng cao su lưu giữ khung hàm chỉ sử dụng được 6 tháng đến 1 năm vì được làm bằng nhựa hoặc cao su nên dễ bị mòn và lỏng theo thời gian.

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm