• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU VÀ NHỮNG NGUY HIỂM BẠN CẦN BIẾT
Thứ 4 | 21/11/2018 - Lượt xem: 1270

Điều trị viêm nha chu như thế nào??? Bệnh viêm nha chu gây nguy hiểm như thế nào tới sức khỏe??? Những trường hợp nào thường bị bệnh lý nha chu??? Địa điểm điều trị viêm nha chu uy tín chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò vấp TP.HCM



 
VIÊM NHA CHU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ AN TOÀN

VIÊM NHA CHU LÀ GÌ??


Viêm nha chu rất dễ mắc phải và khi không có hướng điều trị kịp thời dễ gây ra những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng. Vậy bệnh viêm nha chu là gì?? Tác hại như thế nào và cách điều trị viêm nha chu ra sao?? Bài viết sau đây Nha Khoa Tâm Việt sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật các thông tin chuyên sâu nhất.


Viêm nha chu có thể hiểu là sự tổn thương của những mô mềm xung quanh răng, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng răng miệng cũng như tình trạng sức khỏe.

Một chiếc răng được coi là khỏe mạnh sẽ phải đảm bảo được 3 yếu tố chính là xương ổ răng, dây chằng và nướu răng khỏe. Phần nướu răng phải ôm sát vào chân răng để bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.


 
NHA CHU LÀ GÌ VÀ BỆNH VIÊM NHA CHU LÀ GÌ??


Nha chu có thể hiểu là toàn bộ tổ chức tế bào xung quang răng bao gồm nướu lợi, dây chằng quanh răng và ổ xương chân răng, có nhiệm vụ chống đỡ và giúp cho răng được chắc khỏe.
Viêm nha chu là bệnh lý liên quan đến các mô quanh răng. Có thể hiểu đơn giản đó là tình trạng nướu bị vi khuẩn tấn công, nướu bị tách dần ra khỏi chân răng từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn lan sâu xuống các cấu trúc bên dưới của mô nha chu. 

Bệnh viêm nha chu thường phát triển theo 2 giai đoạn chính, giai đoạn 1 là viêm lợi thông thường và giai đoạn 2 viêm nha chu.

Tùy từng giai đoạn mà có hướng điều trị khác nhau, thông thường khi bị bệnh viêm nha chu sẽ có các biểu hiện như sau:


- Lợi chuyển màu sắc từ hồng sang đỏ sậm

- Vôi đóng nhiều ở quanh chân răng

- Hơi thở có mùi hôi

- Dễ chảy máu chân răng

- Lợi sưng, đau


 


 
BỆNH VIÊM NHA CHU GÂY NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO TỚI SỨC KHỎE??
 
NHỮNG TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG TỚI SỨC KHỎE


Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu đưa bệnh viêm nha chu vào một trong những bệnh răng miệng nguy hiểm, dưới đây là 4 tác hại mà căn bệnh này gây ra khiến bạn nhất định phải có hướng xử lý kịp thời:

 
LỢI - NƯỚU XƯNG TO ĐAU BUỐT KÉO DÀI


Các cơn đau nhức do sưng nướu răng luôn là những cơn ác mộng kinh hoàng mà bất cứ ai gặp phải cũng sẽ gặp phải một lần trong đời. Đôi khi là cơn đau âm ỉ hoặc nhức buốt đến tận óc. Không chỉ như vậy, nướu răng sưng to ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.

 
HƠI THỞ CÓ MÙI


Viêm nha chu hình thành cho răng bị nhiễm khuẩn gây nên tình trạng hôi miệng. Ở giai đoạn nặng, hơi thở sẽ có mùi hôi, tanh kèm theo khiến bạn mất tự tin nghiêm trọng trong quá trình giao tiếp hàng ngày.

 
CÓ NGUY CƠ MẤT RĂNG - TIÊU XƯƠNG RĂNG


Bệnh viêm nha chu khi không có hướng điều trị sớm, lâu dần nướu tách dần ra khỏi răng, lợi có mủ và dần pá hủy toàn bộ các mô nâng đỡ răng gây lung lay và rụng răng.

 
ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG TỚI SỨC KHỎE


Với nhiều trường hợp, nha chu còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như đau vùng thái dương, gim mạch, nhiễm khuẩn huyết, tiểu đường, các bệnh liên quan đến đường hô hấp và rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai bởi có thể gây sinh non, con sinh thiếu tháng, nhẹ cân...

 


 
VIÊM NHA CHU CÓ LÂY KHÔNG??


Các chuyên gia tại Nha Khoa Tâm Việt khẳng định rằng: " Bệnh viêm nha chu có thể lây qua đường nước bọt" điều này có nghĩa là khi tiếp xúc với nước bọt của một người bị bệnh thì rất có thể bạn sẽ bị lây bệnh từ người đó. Tức là, bệnh nha chu có thể lây từ mẹ sang con cái, vợ sang chồng hoặc anh chị em với nhau.

Vì vậy, Hiệp hội nha khoa khuyến cáo rằng, khi trong gia đình bạn có người bệnh viêm nha chu thì các thành viên còn lại cũng nên đi khám răng để ngăn ngừa căn bệnh này.


 
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM NHA CHU NHƯ THẾ NÀO??


Có thể nói trong điều trị bệnh viêm nha chu, bác sĩ chỉ đem lại hiệu quả của phương pháp, còn kết quả đạt được sau cùng phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân, sự hợp tác của bệnh nhân có vai trò điều dưỡng như trong điều trị các bệnh toàn thân, nếu không điều dưỡng tốt thì kết quả điều trị sẽ không tốt và ngược lại.

Điều này đã được chứng tỏ trog lâm sàng, thể hiện tầm quan trọng của sự hợp tác giữa thầy thuốc và bệnh nhân trong điều trị.

Kế hoạch điều trị được xác định  tùy theo dạng bệnh khi bệnh nhân đến khám. Thông thường có 4 loại điều trị căn bản thường được áp dụng:



 


 
ĐIỀU TRỊ KHẨN CẤP


Khi vùng nướu răng, cổ răng có ổ mủ còn gọi là Áp - xe (Abces) thì sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp.

Khi bị như vậy thì nhiều trường hợp thường có thói quen tự đếm nhà thuốc để mua vài thuốc giảm đau và kháng sinh theo kinh nghiệm tự điều trị. Nếu may đúng thuốc, đúng hàm lượng,  và liều lượng điều trị thì ổ mủ sẽ giảm hoặc khỏi hẳn.

Ổ mũ khỏi nhưng bệnh thì không khỏi bởi vì ổ mủ chỉ là cơn cấp tính của bệnh. Trong chuyên môn sẽ phân biệt ổ mủ của nướu hay ổ mủ do bệnh viêm nha chu và mỗi loại này có cách điều trị khác nhau. Chỉ có bác sĩ răng hàm mặt hoặc bác sĩ chuyên khoa nha chu mới chẩn đoán phân biệt được và cho kế hoạch điều trị chính xác.

Cho nên khi có cảm thấy khó chịu ở vùng nướu, nhìn thấy hoặc sờ thấy một khối sưng ở vùng nướu hoặc niêm mạc có màu đỏ, đau nhiều hay ít, sờ vào thấy phập phều thì nên đi khám để được nha sĩ chẩn đoán và có kế hoạch điều trị bệnh sớm cho dù có thể tự điều trị đẩy lui được cơn cấp tính tạm thời.

Nếu tự điều trị ổ mủ giảm và hết đau mà không đi khám chuyên khoa điều trị triệt để thì bệnh vẫn tồn tại và đi vào trạng thái mạn tính, sau đó thỉnh thoảng bộc phát cơn cấp tính, cứ tái đi tái lại theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng.

Nếu ở giai đoạn bệnh về nướu thì có thể chuyển sang giai đoạn nặng là bệnh viêm nha chu. Nếu là một ổ mủ của bệnh viêm nha chu thì bệnh diễn tiến tương tự theo chu kỳ, ngày càng trầm trọng, răng lung lay nhiều hơn và mất răng.





 

ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHẨU THUẬT



Điều trị không phẩu thuật là loại điều trị căn bản nhất vì tỷ lệ áp dụng cao nhất, là bước điều trị đầu tiên cho mọi kế hoạch điều trị bệnh nha chu.

Ở giai đoạn điều trị này, nếu có sự hợp tác của bệnh nhân thì kết quả rất khả quan. Loại điều trị này phải do bác sĩ chuyên khoa thực hiện qua các bước sau:

- Khám và đánh giá các yếu tố thuận lợi cho sự lưu giữ mảng bám gây cản trở vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám vi khuẩn.

- Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám không đúng kỹ thuật nếu có.

- Chỉnh sửa hoặc thay thế những phục hình không đúng kỹ thuật nếu có.

- Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ nếu trong trường hợp không thể giữ được.

- Nẹp cố định răng nếu răng lung lay.

- Thực hiện phục hình tạm thời nếu cần thiết.

- Quan trọng là cần phải cạo sạch vôi răng, mảng bám và xử lý mặt gốc răng sạch sẽ.



Cạo vôi răng là thủ thuật nhằm loại sạch vôi răng và mảng bám bằng dụng cụ cầm tay hoặc bằng máy siêu âm, làm sạch và láng mặt răng, tạo điều kiện cho mô nướu lành thương, trở lại trạng thái sinh lý của nướu, về mặt chuyên môn, thủ thuật điều trị này không làm hư răng, không làm mòn răng như nhiều người vẫn nghĩ.

Xử lý mặt gốc răng là thủ thuật được sử dụng để điều trị viêm nha chu, dùng dụng cụ làm sạch sâu dưới mặt gốc răng bị viêm thực hiện nếu bệnh viêm nha chu nhẹ, túi nha chu không sâu, độ bám dính mất ít,  sự tiêu xương trên xương không nhiều.

Nếu bệnh nặng hơn, túi nha chu sâu trên 5mm, mất độ bám dính nhiều, tiêu xương ổ răng trầm trọng, viêm túi dưới xương hoặc túi trong xương, thì phải được khám và điều trị kịp thời.



 


 

ĐIỀU TRỊ PHẨU THUẬT



Trong điều trị các bệnh viêm nha chu phá hủy, phẩu thuật nha chu là biện pháp điều trị phổ biến và góp phần quyết định thành công trong điều trị.

Điều trị bệnh viêm nha chu bằng phẩu thuật chỉ áp dụng với những trường hợp bị nghiêm trong, hoặc khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh không có dấu hiệu đáp ứng.

Có nhiều kỹ thuật phẩu thuật nha chu và phải do bác sĩ chuyên khoa nha chu thực hiện.

Can thiệp này nhằm loại bỏ những túi nha chu viêm và cho phép có được một bám dính mới sau phẫu thuật, nó giới hạn ở các túi trên xương vùng răng trước cần duy trì thẩm mỹ.


 

ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ



Có thể nói một bệnh nhân chuyển sang điều trị duy trì là bệnh đã được điều trị tốt. Điều trị duy trì có nghĩa là làm thế nào để bệnh không tái phát, nói cách khác là kiểm soát được bệnh bằng cách kiểm soát màng bám vi khuẩn và tái khám định kỳ.

Ở bệnh viêm nha chu, điều trị duy trì kéo dài suốt thời gian các răng còn tồn tại trên cung hàm.


 

KẾT QUẢ SAU ĐIỀU TRỊ



Kết quả sau điều trị tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Nếu ở thời kỳ chỉ là bệnh viêm nướu thì kết quả điều trị rất khả quan. Vì bệnh nướu là bệnh hoàn nguyên nên sau khi điều trị, nướu sẽ trở lại trạng thái bình thường như trước khi bị bệnh.

Nếu đã viêm nha chu, kết quả điều trị tùy thuộc vào độ sâu của túi nha chu, mức độ tiêu xương, phương tiện, phương pháp và kỹ năng điều trị của bác sĩ cùng các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân nếu có. Tuy nhiên, còn có một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị là sự hợp tác của người bệnh trong suốt quá trình điều trị.



 



 

BỆNH VIÊM NHA CHU NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?



Viêm nha chu là một trong những bệnh lý răng miệng nguy hiểm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ những mảng bám tích tụ gây vi khuẩn trong các khe răng, theo thời gian, mảng bám răng  cứng dần tạo nên vôi quanh răng và gây nên viêm nướu. Vi khuẩn trong vôi răng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm tụt nướu, tiêu hủy xương ổ răng và hình thành túi nha chu.


 

HẬU QUẢ CỦA BỆNH VIÊM NHA CHU



Viêm nha chu gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng:


Các vi khuẩn độc hại trong lớp mảng bám làm tổn hại xương nâng đỡ răng, dẫn đến bị tiêu xương.

Răng lung lay, dần bị suy yếu và dẫn đến nguy cơ mất răng.

Chức năng ăn nhai giảm dần, gây ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm cũng như sức khỏe của cơ thể con người.


 

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH LÝ VIÊM NHA CHU



Để nhận biết được bệnh viêm nha chu, bạn có thể căn cứ vào những biểu hiện dưới đây:


- Nướu răng dễ bị chảy máu do bất cứ tác động nào như khi đánh răng, ăn thức ăn cứng.

- Nướu bị viêm và sưng đỏ, các mô lợi có vết loét và trở nên lỏng lẻo mà không bám chắc vào chân răng như bình thường.

- Có nhiều mảng vôi răng đọng lại ở xung quanh thân răng.

- Răng bị lung lay và thưa dần đi.

- Bắt đầu xuất hiện tình trạng hôi miệng.



 



 

NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO THƯỜNG BỊ BỆNH LÝ NHA CHU



- Những người thường xuyên hút thuốc lá.

- Không vệ sinh răng đúng cách.

- Không cạo vôi răng định kỳ, khiến mảng bám tích tụ trong thời gian dài.

- Bệnh viêm nướu không được chữa trị kịp thời.

- Các bệnh lý cơ thể như bệnh đái tháo đường, tình trạng căng thẳng, tật nghiến răng, thai nghén, dậy thì,…cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh lý nha chu.

- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không đầy đủ, các rối loạn hệ miễn dịch.



 



 

DIỄN BIẾN CỦA BỆNH NHA CHU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU



Diễn biến bệnh lý nhu chu được chia làm 3 giai đoạn và tùy vào từng giai đoạn của bệnh lý. Bác sĩ sẽ chỉ định các giải pháp điều trị phù hợp.

 

GIAI ĐOẠN NHA CHU NHẸ



Bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ các mảng bám trên răng, hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng. Phương pháp này sẽ được duy trì thường xuyên kết hợp với thăm khám răng để theo dõi sát nhất những diễn biến của bệnh viêm nha chu và có hướng xử lý kịp thời tiếp theo.

 

GIAI ĐOẠN BỆNH ĐANG PHÁT TRIỂN



Ở giai đoạn này, tùy trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý phù hợp. Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định bít trám tủy, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhaajo và phá hủy chân răng, giúp bảo tồn răng. Bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định phục hình răng sứ nếu có yêu cầu.

 

GIAI ĐOẠN VIÊM NHA CHU NẶNG LÀM MẤT RĂNG



Đây là giai đoạn viêm nha chu nghiêm trọng nhất. Ở giai đoạn này, nếu không thể bảo tồn răng được nữa, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và tiến hành trồng implant cho bệnh nhân để phục hình răng bị mất.

Để phòng ngừa bệnh nha chu, bác sĩ tại Nha Khoa Tâm Việt khuyên bạn nên đến phòng khám nha khoa định kỳ khoảng 3 -6 tháng/ lần để thăm khám và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở nhũng nơi bàn chải không làm sạch được.

Việc cạo vôi răng sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh nha chu, có hàm răng sạch, bóng đẹp, đồng thời tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày.



 




BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    NIỀNG RĂNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

    Nha khoa Tâm Việt đơn vị uy tín hàng đầu về niềng răng nhằm mang lại cho bạn nụ cười tự tin hơn. Đến với chúng tôi bạn chỉ có thể đẹp hơn!!

  •  

    NHỔ RĂNG SỐ 7 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NÊN LÀM GÌ SAU KHI NHỔ RĂNG SỐ 7?

    Nhổ răng số 7, hay còn được biết đến là răng hàm số 7, không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn tác động đáng kể đến sức khỏe răng miệng. Răng hàm số 7 thường nằm ở phía cuối hàm và đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiền thức ăn. Khi răng bị mất, điều này có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong hệ thống răng miệng, ảnh hưởng đến khả năng nhai và tiêu hóa thức ăn. Vậy nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?

  •  

    RĂNG NHIỄM TETRACYCLINE VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

    Xử lý thế nào nếu chẳng may bị nhiễm màu Tetracycline?? Giải pháp nào cho răng bị nhiễm màu Tetracycline?? Địa điểm điều trị răng bị nhiễm màu Tetracycline an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM.
  •  

    HÀM GỈA THÁO LẮP - GIẢI PHÁP PHỤC HÌNH TIẾT KIỆM

    Răng gải tháo lắp là phương pháp giúp phục hình răng đã mất, bao gồm 1 khung hàm có thể tháo lắp được và bên trên là các răng giả. Hiện nay, có 2 loại là: răng tháo lắp trên nền nhựa và răng tháo lắp trên nền kim loại. Tuỳ vào nhu cầu và tình trạng răng miệng của mỗi ngươi, bác sĩ sẽ tư vấn loại răng phù hợp nhất.

Chat với NhaKhoaTamViet