VIÊM NHA CHU VÀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT BẠN CẦN NẮM RÕ
Viêm nha chu là bệnh lý rất nghiêm trọng và khá dễ gặp lại có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân gây bệnh do đâu, dấu hiệu ra sao và làm sao để có cách khắc phục, điều trị bệnh hiệu quả nhất??
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM NHA CHU
Viêm nha chu hình thành do những nguyên nhân sau:
- Thói quen ăn uống không tốt, dùng đồ ăn có nhiều mảnh vụn, có tính axit cao hoặc hút quá nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu bia cũng tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công nha chu.
- Việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo khiến cho mảng bám cao răng phát triển. Những mảng bám này là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm nha chu.
- Ngoài ra, bệnh nha chu cũng có thể hình thành khi cơ thể bị rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn...
VIÊM NHA CHU VÀ NHỮNG TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG
Viêm nha chu và những tác hại khôn lường
Viêm nha chu gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không tiến hành điều trị kịp thời.
- Nướu vùng chân răng bị tụt xuống làm hở chân răng, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công gây ra những tình trạng bất lợi cho sức khỏe răng miệng như sưng nướu, chảy máu chân răng hay thậm chí có thể gây mất răng vĩnh viễn.
- Gây đau kéo dài ở vùng thái dương làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh.
- Gây ra các bệnh nguy hiểm về tim mạch, phổi hoặc tiểu đường. Nếu để lâu ngày có thể dẫn tới những biến chứng phức tạp và khó chữa.
- Làm răng suy yếu, giảm chức năng ăn nhai khiến không còn cảm giác ăn ngon như bình thường.
- Đặc biệt hơn, viêm nha chu còn có thế gây ra tình trạng sinh non ở phụ nữ mang thai.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH VIÊM NHA CHU
Bạn có thể phân biệt viêm nha chu với các bệnh khác nhờ vào những biểu hiện sau:
- Mùi hôi miệng rất khó chịu
- Vôi răng đóng nhiều ở cổ răng, thậm chí lan sâu vào nướu
- Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu. Ẩn vào nướu thấy túi nha chu trên nướu.
- Có cảm giác không bình thường khi nhai.
- Răng lung lay và thưa dần, chân răng lộ ra ngoài do nướu bị tụt xuống.
Bệnh viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được hình thành làm suy yếu chân răng giảm chức năng ăn nhai và ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung.
BỆNH VIÊM NHA CHU CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG??
Dựa trên những miêu tả của bạn, rất có thể bạn đã mắc viêm nha chu. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì bệnh viêm nha chu hoàn toàn có thể chữa khỏi. Mức độ chữa hiệu quả triệt để như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân.
Nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt, để những mảng bám cao răng tích tụ lâu ngày trong khoang miệng. Những vi khuẩn ẩn trú trong khoang miệng lâu ngày sẽ tấn công vào nướu, mô mềm và dây chằng nha chu cùng lớp mô bao quanh chân răng.
Những tác động ấy sẽ liên kết phá hủy cấu trúc răng, làm cho răng không còn sự nâng đỡ, bảo vệ nữa và theo thời gian các tổn thương gây nên các viêm nhiễm nguy hiểm cho răng. Đặc biệt là các viêm nhiễm này tạo thành túi mủ hay còn gọi là túi nha chu, nằm bao quanh răng, gây ra những cơn đau đớn cho bệnh nhân.
Mặt khác, khi bị viêm nha chu, cao răng bắt đầu bám dày thành nhiều lớp xung quanh cổ răng, càng làm cho bệnh viêm nhiễm nặng hơn. Bấy giờ, việc điều trị nha chu bằng cách làm sạch cao răng thông thường sẽ không thể điều trị triệt để được nữa. Mà cần đến sự can thiệp của các biện pháp nha khoa.
Có thể nói, bệnh viêm nha chu có thể chữa được không và việc điều trị có đơn giản hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn. Điều trị bệnh càng sớm sẽ càng đơn giản và càng nhanh khỏi bệnh.
VIÊM NHA CHU Ở TRẺ EM - THẬN TRỌNG VỚI NHỮNG BIẾN CHỨNG
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm lợi và đặc biệt là viêm nha chu. Viêm nha chu ở trẻ em sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng Nha Khoa Tâm Việt tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này.
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM NHA CHU Ở TRẺ EM
Viêm nha chu nói chung là tình trạng nhiễm trùng nướu, sau đó lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, xuất hiện các túi nha chu và làm giảm chức năng ăn nhai vốn có.
Viêm nha chu ở trẻ em rất phổ biến vì những nguyên nhân cơ bản sau:
SỞ THÍCH CỦA TRẺ NHỎ
Hầu như tất cả trẻ em đều có niềm yêu thích đặc biệt với kẹo ngọt, nước có gas và đồ ăn nhiều màu sắc. Điều này ảnh hưởng lớn đến tình trạng răng miệng của bé nếu không có sự kiểm soát của phụ huynh.
VIỆC VỆ SINH RĂNG MIỆNG KÉM
Kết hợp với nguyên nhân về sở thích ở trên, việc lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách làm cho mảng bám bám lại lâu hơn trên răng vào tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, gây các bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nha chu.
BẢN CHẤT RĂNG CỦA TRẺ
Ở trẻ nhỏ, hệ thống nướu và các bộ phận xung quanh răng còn rất yếu, ít có sức đề kháng để chống lại sự tấn công của những vi khuẩn gây bệnh.
VIÊM NHA CHU Ở TRẺ EM CÓ THỰC SỰ NGUY HIỂM??
Viêm nha chu ở trẻ em không thể coi thường, nó không chỉ gây ra cảm giác đau nhức tạm thời cho bé mà còn để lại ảnh hưởng rất lớn sau này nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh tiến triển nặng sẽ phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu và nặng hơn nữa có thể gây mất răng.
Bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bé, khi phát hiện một số biểu hiện như: Hôi miệng, xuất hiện mủ trong khoang miệng hoặc thấy các dấu hiệu chảy máu chân răng khi trẻ đánh răng cần lập tức đưa bé đến bác sĩ nha khoa.
CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU Ở TRẺ EM
Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu phát hiện sớm và bệnh chưa nặng, bác sĩ chỉ cần thực hiện 1 vài thao tác đơn giản, sau đó kê đơn thuốc để bé điều trị ngay tại nhà.
Trong những trường hợp xuất hiện túi mủ và bệnh đã phát triển khá phức tạp, bác sĩ sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để giải quyết túi mủ.
- Trong trường hợp viêm nha chu nặng, răng ở vùng viêm đã ngả nghiên và dây chằng nha chu đã tổn thương rất nặng, bác sĩ sẽ buộc phải nhổ bỏ răng để tránh làm ảnh hưởng đến những vùng khác.
- Tốt hơn hết, hãy chú ý đến việc vệ sinh hàng ngày của bé, tập cho bé thói quen ăn uống khoa học và đưa bé đến khám răng định kì 3 - 6 tháng / lần, kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng để có hướng điều trị sớm.
Tại Nha Khoa Tâm Việt, chúng tôi đón nhận hàng nghìn khách hàng nhí đến thăm khám mỗi năm. Sự chuyên nghiệp, nhẹ nhàng và thấu hiểu tâm lý luôn là yếu tố để các bậc phụ huynh đặt rất nhiều niềm tin vào việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé nói riêng và cho cả gia đình nói chung.
CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM NHA CHU Ở TRẺ EM HIỆU QUẢ??
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách: Hãy tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, khoảng 2 - 3 lần/ ngày. Nên để trẻ súc miệng ngay sau khi ăn uống bất cứ thứ gì. Đồng thời, cần hướng dẫn cho trẻ chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách. Ngay khi cả trẻ chưa mọc răng, cha mẹ cũng phải giúp trẻ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ mỗi ngày.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Nên hạn chế cho trẻ ăn hoặc uống nhiều nước đồ ngọt, tinh bột hay thực phẩm có chất bám dính. Hãy xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi và flour, vì đây là thành phần giúp cho răng miệng trẻ khỏe mạnh.
- Đưa trẻ đi khám răng định kì 6 tháng/ lần: Khi trẻ bắt đầu được 2 tuổi trở lên, cha mẹ hãy đưa con trẻ đến trung tâm nha khoa để khám răng định kỳ. Tại đây, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Càng để thời gian dài càng tạo thêm cơ hội cho vi khuẩn phát triển và lây lan hơn. Nguy cơ dẫn đến phát sinh các hình thức nhiễm khuẩn như: Viêm nướu răng ở trẻ, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé càng trầm trọng.
Hy vọng với những chia sẽ của nha khoa về vấn đề nguyên nhân viêm nha chu ở trẻ em là gì và cách phòng tránh ra sao, các bậc cha mẹ đã có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc răng miệng cho con trẻ tốt hơn rồi. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần sự giúp đỡ.
CHỮA BỆNH NHA CHU NHƯ THẾ NÀO??
Viêm nha chu là một dạng bệnh lý tiến triển nguy hiểm hơn so với viêm nướu, lâu ngày có thể khiến răng lung lay hoặc tuột nướu làm răng thưa ra.. Vậy bệnh viêm nha chu có chữa được không, chữa bằng biện pháp nào, một số biện pháp chữa bệnh nha chu bạn có thể tham khảo để biết cách xử lý khi bị bệnh viêm nha chu:
- Lấy cao răng để làm sạch các lớp capo răng bám bẩn trên bề mặt cổ răng. Bệnh nhân sẽ hết vôi răng, vi khuẩn gây hại sẽ không còn điều kiện để làm việc nữa. Việc tiêu xương và dây chằng các loại sẽ tạm ngừng lại hẳn và giai đoạn điều trị nha chu có thể nói là được điều trị khỏi, răng sẽ không bị lung lay, khoang miệng không bị mùi hôi và chảy máu chân răng cũng có thể được tạm ngừng.
Nhưng để duy trì tình trạng này bạn phải thường xuyên đi làm sạch vôi răng định kỳ và thường xuyên để làm sạch những mảng vôi răng mới hình thành, ngăn ngừa sự sản sinh ra vi khuẩn gây hại cho khoang miệng.
- Nếu trường hợp bệnh viêm nha chu tiến triển, túi nha sẽ được phẫu thuật để loại bỏ, làm sạch các mảng bám vi khuẩn trên răng nướu, sau đó bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp hàm trám để răng được chắc khỏe hơn.
- Phương pháp phẫu thuật ghép mô mềm cũng có thể được sử dụng nhằm mục đích phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt nướu tiếp tục dẫn đến sự phá hủy mô nướu và xương. Phẫu thuật có thể tiến hành ở 1 hoặc nhiều răng đem lại sự hài hòa của đường viền nướu và cải thiện tình trạng ê buốt răng.
Để biết rõ hơn tình trạng viêm nha của bạn ở mức độ nào, bạn nên đến nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị triệt để bởi ngoài việc làm mất răng, bệnh viêm nha chu có thể gây thêm nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: Bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh về hô hấp, tiểu đường, thậm chí là có thể gây sinh non.
CÁCH CHĂM SÓC SAU KHI ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc phòng tránh bệnh viêm nha chu quay trở lại.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn giắt ở các kẽ răng thay vì dùng tăm cứng.
- Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia và các đồ ăn có tính axit cao.
- Chải răng đúng phương pháp, không chải răng bằng phương pháp chải ngang vì khó làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng và dễ gây hại nướu và răng. Nên dùng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng theo 1 góc khoảng 45 độ.
- Tái khám và thực hiện lấy cao răng định kỳ 4 - 6 tháng/ lần để nha sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng.
Những kiến thức về bệnh viêm nha chu dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn hiểu về sự nguy hiểm của bệnh và có cách điều trị hiệu quả. Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi, các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cụ thể cho bạn!!!
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366