Làm thế nào để phòng tránh sâu răng tái phát khi niềng?? Ba lý do mình nên chữa trị sâu răng trước khi niềng?? Địa điểm điều trị sâu răng trước khi niềng an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM
SÂU RĂNG LÀ GÌ? BỊ SÂU RĂNG CÓ NIỀNG RĂNG ĐƯỢC KHÔNG??
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng các loại mắc cài để cố định lên bề mặt răng, di chuyển các răng về vị trí mong muốn. Lực mà các tác động lên răng dù nhỏ nhưng vẫn có thể di chuyển răng về đúng vị trí trong khoảng thời gian nhất định. Vấn đề bạn đặt ra "sâu răng có niềng được hay không?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực chất răng bị sâu vẫn có thể niềng được vì các mắc cài vẫn có thể tự tạo ra lực để di chuyển kể cả răng sâu về vị trí như ý muốn.
Sâu răng là một bệnh lý về răng, là nổi ám ảnh của nhiều người với những cơn đau nhức đến tận tủy cùng với sự chịu khó không thể ăn uống. Dâu hiệu dễ nhận biết nhất của sâu răng là xuất hiện lỗ sâu trên bề mặt răng.
SÂU RĂNG LÀ GÌ??
Sâu răng là một bệnh rất phổ biến, do sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa vô cơ của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra. Hiện nay, sâu răng có chiều hướng tăng cao do những thay đổi trong lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và tuổi thọ trung bình.
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sâu răng có thể gây nên một số triệu chứng nặng hơn như đau răng, rụng răng, nhiễm trùng... Cuộc sống quá bận rộn, mọi người không có nhiều thời gian dành cho bản thân nhất là việc chăm sóc răng miệng, vì vậy bệnh sâu răng cơ cơ hội phát triển và ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng của răng cũng như gây nên một số triệu chứng liên quan đến bệnh răng miệng.
MỘT SỐ DẤU HIỆU CỦA BỆNH SÂU RĂNG CHÚNG TA CÓ THỂ NHÌN THẤY NHƯ SAU:
- Xuất hiện tình trạng có lỗ sâu trên bề mặt răng. Nhưng đáng tiếc khi lỗ sâu này xuất hiện thì sâu răng đã phát triển trong một thời gian dài và chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Mất khoảng từ 2 - 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng, điều này chứng minh bệnh sâu răng có tốc độ phát triển khá chậm.
Khi lỗ sâu còn nông thì không đau nhưng nếu lỗ sâu lớn hơn thì xuất hiện một vài cơn đau nhẹ nhất là khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hay chua, ngọt.
Nếu vẫn không quan tâm đến răng miệng thì bệnh sẽ tiếp tục phát triển và gây nên một số bệnh liên quan đến tủy răng. Đến lúc này thì rất đau và khó chịu. Có thể dẫn đến tình trạng chảy mũ, viêm xương, viêm hạch.
NGUYÊN NHẪN DẪN ĐẾN BỆNH SÂU RĂNG??
Bốn yếu tố quan trọng gây nên bệnh sâu răng chính là vi khuẩn, thức ăn, thời gian và vệ sinh răng miệng không kỹ.
VI KHUẨN
Vi khuẩn gây nên bệnh sâu răng luôn tồn tại trong miệng của chúng ta và bám trên bề mặt răng nhờ mảng bám răng và tăng sản sinh hình thành các đốm khuẩn, các đốm khuẩn này phát triển thành một số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng. Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyvore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Những chất này có thể hòa tan với chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng.
THỨC ĂN (NHIỀU ĐƯỜNG, NGỌT, TINH BỘT)
Đường và tinh bột trong thức ăn và đồ uống chính là những nguyên nhân gây nên bệnh sâu răng của thức ăn. Ngoài ra một số thức ăn như bánh kem, thức ăn chứa nhiều đường, đồ ngọt cũng là một trong những lý do gây nên sâu răng. Vì vậy, những người bị hô, móm, răng thưa, lệch lạc nên đi niềng răng để có hàm răng đều khỏe, dễ vệ sinh răng, hạn chế sâu.
VỆ SINH RĂNG MIỆNG KHÔNG KỸ
Một trong những lý do chính của bệnh sâu răng chính là do vệ sinh răng miệng không kỹ. Răng cần phải chải sạch sau khi ăn và trước khi ngủ, ngoài ra bạn phải đánh răng đúng cách về chăm sóc răng miệng đúng quy định như kết hợp với nước súc miệng, dùng chỉ nha khoa thay cho tăm. Việc chăm sóc răng miệng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, ngoài việc không bị sâu răng sẽ giảm được tình trạng về bệnh nha chu hay viêm nướu.
SÂU RĂNG CÓ NIỀNG RĂNG ĐƯỢC KHÔNG??
Phương pháp chỉnh nha là sử dụng mắc cài, dây cung và dây thun cố định trên bề mặt răng, dịch chuyển răng trở về đúng vị trí trên cung hàm. Thực chất khi bị sâu răng chúng ta vẫn có thể niềng răng một cách bình thường. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ luôn khuyên bệnh nhân của mình nên điều trị bệnh sâu răng trước khi gắn mắc cài.
BA LÝ DO MÌNH NÊN CHỮA TRỊ SÂU RĂNG TRƯỚC KHI NIỀNG LÀ:
- Đảm bảo hàm răng khỏe mạnh trước khi niềng: Khi bị sâu răng, răng đang bị phá hủy mô răng nên sẽ yếu hơn bình thường vì thế khi niềng răng sẽ không đủ khỏe như những răng bình thường khác trong cung hàm, điều này làm ảnh hưởng đến tiến trình dịch chuyển răng của cả hàm răng.
- Đảm bảo quá trình chỉnh nha liên tục và hiệu quả: Qúa trình niềng răng thường kéo dài từ 2 - 2,5 năm cho nên nếu răng sâu không được chữa trị trước khi niềng trong khoảng thời gian ấy, đủ để sâu răng phát triển và lây lan sang các răng bên cạnh làm tình trạng nặng hơn. Sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình niềng răng cũng như kế hoạch điều trị đưa ra.
- Hạn chế những đau nhức, khó chịu do sâu răng khi niềng: Khi bị bệnh sâu răng sẽ gây ra những cơn đau nhức và gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng cũng như các mắc cài.
Điều này sẽ không đáp ứng được những yêu cầu điều trị trong quá trình niềng răng.
Bởi những lý do trên vì vậy chúng ta cần chữa trị bệnh sâu răng trước khi niềng răng. Vừa đảm bảo răng đủ khỏe để hành trình niềng răng diễn ra theo đúng dự kiến và sẽ không phát sinh những điều không mong muốn trong quá trình niềng.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG TRÁNH SÂU RĂNG TÁI PHÁT KHI NIỀNG??
Thứ nhất nên vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách như đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa sau mỗi buổi ăn. Đặc biệt là phải đánh răng đúng cách. Đặt bàn chải nghiên 1 góc 45 độ, chải cả 3 mặt. Mặt nhai, ngoài, trong, chải lưỡi... Đồng thời chèn thêm một số dụng cụ như máy tăm nước, chỉ nha khoa.
Thứ hai nên hạn chế ăn đồ ngọt như bánh kem, đồ ăn chứa nhiều đường, nước ngọt, thức ăn và nước uống chứa nhiều đường.
Thứ ba đến nha khoa tái khám đúng định kỳ theo lịch chỉ định của bác sĩ, ngoài kiểm tra về tốc độ dịch chuyển răng, bác sĩ sẽ khám tổng quát răng miệng nếu sâu răng tái phát sẽ kịp thời điều trị.
Thứ tư nên ăn hoa quả tráng miệng, vì trong trái cây có chứa một hàm lượng xơ có tác dụng rửa sạch đường trong răng miệng, do đó trái cây luôn là sự lựa chọn sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, không nên ăn trái cây có nhiều chua thì hàm lượng axit có thể làm mòn răng, buốt răng, ăn trái cây có axit kết hợp với đánh răng liên tục cũng không nên.
SÂU RĂNG NẶNG NHƯ CHỮA TỦY RĂNG VÀ BỌC RĂNG SỨ CÓ NIỀNG RĂNG ĐƯỢC KHÔNG??
Với câu hỏi: "Sâu răng nặng như chữa tủy và bọc răng sứ có niềng răng được không?" Thì câu trả lời là vẫn niềng răng được.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên đến nha khoa thăm khám để chụp X quang, khám tổng quá từ đó bác sĩ sẽ chuẩn đoán có niềng được hay không và nếu niềng thì bạn nên làm đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị để tránh những trường hợp xấu.
Ngoài ra, bạn nên chọn đến nha khoa chuyên sâu về niềng răng, với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiêm để chuẩn đoán xem có thể niềng răng trong trường hợp đã chữa tủy và bọc sứ. Trường hợp bọc sứ nhiều răng (nhiều hơn 2 cái) có thể bác sĩ sẽ suy nghĩ về việc niềng răng, bởi vì bọc sứ phải mài nhỏ thân răng.
Ngoài ra, bản thân người niềng phải ý thức được hàm răng của mình, làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và cẩn trọng trong quá trình chăm sóc cũng như ăn uống, vừa đảm bảo sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo không gây tổn hại đến răng và mắc cài.
LÍ DO MÀ BÁC SI KHUYÊN BỆNH NHÂN NÊN ĐIỀU TRỊ RĂNG SÂU TRƯỚC KHI NIỀNG LÀ DO:
- Răng sâu là quá trình phá hủy mô răng nên răng sẽ yếu hơn răng bình thường, quá trình tác dụng lực để di chuyển răng không mang lại kết quả cao.
- Thường răng bị sâu sẽ kèm theo những cơn đau nhức nên cần điều trị trước khi niềng để tránh tình trạng đau xảy ra.
- Răng sâu nếu không được điều trị thì sẽ phát triển mạnh và lan sang các răng khác làm tình trạng bệnh nặng hơn. Răng sâu khi niềng răng thì sẽ rất khó vệ sinh răng, cách tốt nhất là điều trị sâu răng trước khi niềng răng.
Trên đây là câu trả lời của nha khoa. Hy vọng là câu trả lời của chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng và giúp bạn đưa ra quyết định có nên đi niềng răng khi răng bị sâu hay không?? Chúc bạn luôn có những kiến thức bổ ích để chăm sóc cho răng miệng của mình.
CÁCH BẢO VỆ RĂNG ĐỂ KHÔNG BỊ SÂU RĂNG
+ Để bảo vệ răng khỏi những tác nhân xấu gây sâu răng khá đơn giản chỉ cần bạn kiên trì, cụ thể như sau:
+ Răng sâu là do lượng axit trên bề mặt răng tăng cao, chính vì vậy bạn cần phải giảm lượng vi khuẩn cũng như chất bột đường trên bề mặt răng. Vì vậy việc chải răng sạch và đúng cách trước và sau khi ngủ rất cần thiết.
Cách ăn cũng cần phải đúng và khoa học. Bạn không nên ăn vặt quá nhiều trong ngày, khi ăn không nên ngậm cơm và ngậm kẹo hay cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ.
- Bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần. Hàng ngày nên vệ sinh răng thật kỹ và chú ý những vùng hay bị đeo mắc thức ăn càng phải vệ sinh kỹ hơn.
Nếu thấy trên bề mặt răng có những đốm trắng là lúc chớm của sâu răng thì nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Để đảm bảo hàm răng luôn trắng sáng và không bị sâu răng bạn cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách và điều độ. Duy trì những yếu tố ở trên bạn sẽ tự tin niềng răng mà không cần phải điều trị sâu răng.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366