• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
CÁC DẠNG TIÊU XƯƠNG HÀM KHI MẤT RĂNG
Thứ 6 | 07/04/2023 - Lượt xem: 396

1. Tiêu xương là gì?

-Tiêu xương hàm ( tiêu chân răng) còn gọi là tiêu xương ổ răng là hiện tượng suy giảm xương ổ răng và phân xương ổ răng và phần xương xung quanh chân răng.Biểu hiện rõ rệt nhất là sự thiếu hụt về chiều cao, mật độ, số lượng và thể tích xương. Tình trạng tiêu xương có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới gây ảnh hưởng rất lớn đến khớp cắn và cấu trúc khuôn mặt.

-Biểu hiện ban đầu tiêu xương có thể chỉ xuất hiện tại một vị trí trên cung hàm nhưng lâu dần sẽ tiến triển nặng hơn và lây lan sang các vùng xương kế cận. Từ đó gây ra nhiều hậu quả đáng lo ngại sức khoẻ răng miệng cơ thể.
 


Tiêu xương hàm có nguy hiểm không?

2. Các dạng tiêu xương hàm khi mất răng

-Quá trình tiêu xương hàm sau khi mất răng

-Sau mất răng do tuổi tác hoặc tại nạn, nếu không trồng răng kịp thời, người bệnh có thể bị tiêu xương hàm. Các dạng tiêu xương hàm do mất răng gồm:

+Tiêu xương hàm theo chiều ngang: Độ rộng của xương hàm ở vị trí mất chân răng sẽ thu hẹp lại, vùng xương kế cận giãn ra và xâm lấn sang khoảng trống xương vừa bị tiêu, khiến các răng kế cận bị đổ nghiêng và xô lệch gây mất thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp.

+Tiêu xương hàm theo chiều dọc: Phần xương hàm dưới nướu bị tiêu hõm xuống, trũng sâu hơn so với xương hàm kế cận. Theo thời gian, vùng nướu ở vị trí tiêu xương cũng bị teo nhỏ lại.

+Tiêu xương khu vực xoang: Khi bị mất răng ở hàm trên, các đỉnh xoang sẽ tràn xuống, độ rộng của xoang tăng dần theo thời gian nếu không thực hiện lắp răng giả thay thế chân răng thật.

+Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt: Xảy ra trong các trường hợp mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới. Các biểu hiện tiêu xương khi mất nhiều răng dễ phát hiện vì khuôn mặt người bệnh có thay đổi rõ rệt, khuôn miệng hõm vào, có nhiều nếp nhăn.

+Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng: Nếu tình trạng tiêu xương hàm không được khắc phục kịp thời thì theo thời gian xương hàm sẽ bị tiêu biến dần dần đến các ống thần kinh nằm sâu bên dưới, gây khó khăn trong phục hồi xương hàm khi phục hình răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant.
 


Nguyên nhân gây tiêu xương hàm

 

Xem thêm:

3. Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm

-Nguyên nhân gây tiêu xương hàm chủ yếu đến từ hiện tượng mất răng, viêm nha chu, mang hàm giả tháo lắp và bọc răng sứ.

3.1. Tiêu xương hàm do mất răng

-Nguyên nhân gây tiêu xương hàm chủ yếu đến tự hiện tượng mất răng. Đây là nguyên nhân hàng đầu làm cho xương hàm bị tiêu giảm nhanh chóng. Một chiếc răng bị mất đi được ví như nhổ một cái cây khỏi mặt đất, lúc này sẽ toạ nên một hõm sâu trong xương hàm. Sau một thời gian, xương hàm ở các vị trí kế cận sẽ có xu hướng chảy về phía răng thật đã mất, nhằm lấp đầy khoảng trống kia, làm cho mật độ xương trở nên thưa và xốp hơn trước.

-Bên cạnh đó, xương hàm tự nhiên phát triển nhừ vào hoạt động ăn nhai hàng ngày. Khi răng thật mất, phần lớn lực kích thích xương hàm cũng không còn nên chúng dần tiêu biến đi.

3.2. Tiêu xương hàm do viêm nha chu

-Viêm nha chu là tình trạng các mô nha chu bị viêm nhiễm, nướu ửng đỏ, chảy máu chân răng và gây đau nhức. Về lâu dài, phần nướu không còn khả năng bám vào chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Dẫn đến tụt nướu, hình thành các túi nha chu và phá huỷ xương ổ răng. Nếu không điều trị sớm, bệnh viêm nha chu sẽ làm cho xương hàm tiêu đi rất nhanh và gây mất răng tiêu xương ổ răng.

3.3. Tiêu xương hàm do mang hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ

-Khá nhiều bệnh nhân sau khi mất răng lựa chọn sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ. Tuy nhiên, 2 phương án này chỉ có phần thân răng gải được phục hình lên trên phần nướu đã mất răng. Hoàn toàn khôngt hể thay thể được chân răng đã mất, ngược lại còn làm cho xương hàm bị tiêu biến nhanh hơn sau một thời gian ăn nhai.
 


Cần làmgì khi bị tiêu xương hàm?

4. Tiêu xương hàm gây ảnh hưởng gì?

-Do bệnh tiêu xương hàm không xảy ra ngay lập tức sau khi mất răg và thường không có biểu hiện trong thời gian đầu nên nhiều người đã đánh giá thấp về mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Thực tế, tiêu xương hàm gây ra khá nhiều hệ luỵ như:

+Về sức khoẻ: Xương hàm bị tiêu biến khiến độ rộng và chiều cao của thành xương bị giảm đi đáng kể, không thể nâng đỡ được nướu, gây tụt nướu, làm bờ nướu mỏng dần. Điều này tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển nhiều hơn, gây đau đầu, suy giảm sức khoẻ của bệnh nhân.

+Về thẩm mỹ: Hiện tượng tiêu xương hàm có thể dẫn đến xương hàm dưới bị ngắn hơn. Khi xương hàm bị tiêu biến tới 60% sẽ gây tình trạng các dây chằng và cơ mặt hóp và trong, dấu hiệu lão hoá trên mặt biểu hiện rõ ràng hơn. Hậu quả là gương mặt người bệnh sẽ bị teo nhỏ và già nua trông thấy.

+Về chức năng ăn nhai: Tình trạng tiêu xương răng khiến xương hàm bị tụt thấp,hàm răng có xu hướng đổ về phía khoảng trống, khiến các răng kế cận răng bị mất bị xô lệch, có nguy cơ lung lay và gãy rụng cao. Đồng thời, tiêu xương hàm cũng dẫn tới tình trạng lệch khớp cắn, khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn nhai.

+Cản trở điều trị: Sau khi mất răng, nếu trì hoãn việc điều trị thì xương hàm sẽ ngày càng tiêu biến nhiều hơn. Tỷ lệ và chất lượng xương giảm sút khiến việc phục hình răng bằng phương pháp trồng răng Implant trở nên khó khăn hơn vì trụ Implant khó đứng vững trong môi trường xương kém. 
 


Ghép xương cho người bị tiêu xương hàm

5. Phòng ngừa và điều trị tiêu xương.

-Để phòng ngừa nguy cơ tiêu xương, thì việc cần thiết nên xây dựng một chế độ chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt. Nên đi thăm khám và lấy cao răng định kỳ từ 6 tháng một lần. Điều trị các bệnh lý về răng miệng sớm để chấm dứt haonf toàn nhưu viêm nướu, sâu răng,…

-Nếu chẳng may bạn bị mất răng thì phương pháp tối ưu nhất, đạt hiệu quả nhất để điều trị tiêu xương là tiến hành phục hồi răng bằng phương pháp trồng răng Implant. Trồng răng Implant có thể thay thế được chân răng đã mất, duy trì được áp lực nhai tương đương như răng thật. Ngặn chặn được những tình trạng xấu ảnh hưởng của việc mất răng mang lại.
 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet