Dán sứ veneer là một kỹ thuật trong phục hình răng sứ thẩm mỹ, không cần mài răng hoặc mài siêu mỏng chỉ từ 0.3 – 0.5mm của nha khoa hiện đại với miếng dán sứ veneer đa dạng màu sắc và siêu mỏng, đảm bảo khách hàng sở hữu nụ cười đều đẹp, trắng sáng.
Kỹ thuật dán sứ Veneer du nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm trước và trở thành xu hướng trong khoảng 3-4 năm gần đây. Đây là một kỹ thuật nha khoa khó và cần được thực hiện bởi bác sĩ với tay nghề cao, để đảm bảo quá trình dán sứ tỉ mỉ diễn ra thành công.
Để dán được mặt dán sứ mỏng khoảng 0.3-0.5mm lên răng thật, bác sĩ sẽ phải mài nhám mặt răng ở phía trước, sau đó dùng keo dán chuyên dụng để gắn vào. Nhờ vậy, mặt dán sứ hoàn toàn cứng chắc. Nếu thực hiện mặt dán sứ Veneer không mài răng thì mặt sứ không có độ bám, dễ bị rơi ra trong quá trình ăn nhai.
Tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý rằng, mặt dán sứ Veneer sẽ dễ bong tróc nếu như bạn tác động lực quá mạnh hoặc chăm sóc răng miệng không kỹ.
Dán sứ Veneer không xâm lấn nhiều răng thật
Dán sứ Veneer là phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng khá phổ biến hiện nay. Thế nhưng, vẫn còn khá nhiều người ngần ngại có nên bọc răng sứ Veneer hay không, hay có nguy hiểm khi dán sứ veneer.... Trước tiên, để biết được làm răng sứ veneer có tốt không thì bạn hãy nhìn vào những ưu điểm của phương án này rồi quyết định có nên làm răng sứ veneer hay không:
Nhiều trường hợp muốn hàm răng của mình thẩm mỹ hơn nên dự định sẽ bọc răng sứ. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu lại không muốn thực hiện, bởi cách làm này xâm lấn răng thật quá nhiều, khiến nó trở nên yếu đi và dễ bị vi khuẩn tấn công. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng, thậm chí là gây mất răng.
Nếu như với các biện pháp bọc răng sứ, bác sĩ cần phải mài răng khá nhiều nhưng với dán răng sứ thì chỉ mài một lớp rất mỏng, không gây tổn hại đến bề mặt của răng, ít gây ra tình trạng tủy bị chết và hầu như không phải chữa tủy. Vì vậy, một phương án không cần mài răng hoặc mài răng ở mặt ngoài rất ít sẽ được nhiều người quan tâm nhiều hơn. Trong các phương án làm răng thẩm mỹ, dán sứ Veneer đáp ứng được tiêu chí này. Răng thật được bảo tồn một cách tối đa mà không bị ảnh hưởng, xâm lấn.
Do không mài răng hoặc mài răng rất ít, nên bạn hoàn toàn không thấy đau hoặc ê buốt giống như khi bọc răng sứ. Trừ khi tay nghề bác sĩ kém, mài nhám mặt răng không đúng tỷ lệ hoặc dán sứ xâm phạm quá mức vào vùng nướu nên mới dẫn đến tình trạng đau và ê buốt răng.
Dán sứ Veneer được thực hiện khá nhanh chóng và có thể thấy được kết quả ngay sau đó. Đồng thời, bạn có thể ăn nhai bình thường chỉ sau khoảng 2 giờ dán sứ khi keo dán đã khô cứng.
Vậy dán sứ Veneer có bền không? Miếng dán sứ có thể chịu lực cao, cứng chắc và khó gãy vỡ. Thế nên, bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng mà không lo miếng dán gặp vấn đề.
Theo nghiên cứu, tuổi thọ mặt dán sứ Veneer có thể lên đến 10 năm, nên bạn có thể tiết kiệm chi phí và thời gian khi không cần lui tới nha khoa sửa chữa thay thế.
Dịch vụ dán sứ Veneer giá tốt
Rất nhiều khách hàng phản hồi rằng, sau khi dán sứ Veneer thì vẫn ăn nhai và cảm nhận được thức ăn như bình thường. Hơn nữa, miếng dán sứ được chế tác phù hợp với hình dáng răng của mỗi người nên trông rất tự nhiên. Bên cạnh đó, mặt dán sứ có màu hoàn toàn giống với răng thật nên mang tính thẩm mỹ cao. Thế nên người đối diện sẽ khó nhận ra đó là răng giả.
Đồng thời, do không có thành phần kim loại nên miếng dán sứ toàn sứ không bị đổi màu theo thời gian.
Dán sứ veneer có bền không? Hay răng dán sứ có bền không? Đó là thắc mắc mà nhiều người hay hỏi khi lựa chọn phương pháp thẩm mỹ này. Mặt dán sứ có độ bền cao với tuổi thọ trung bình từ khoảng 10 – 15 năm nếu được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao và chăm sóc răng tốt. Chính vì vậy phương pháp thẩm mỹ hiện đại này được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn do tuổi thọ khá dài.
Dán sứ Veneer thẩm mỹ
Bác sĩ sẽ thăm khám răng miệng tổng quát để xác định xem bạn có phải đối tượng có thể thực hiện dán răng sứ hay không và xử lý các bệnh lý răng miệng triệt để trước khi thực hiện thẩm mỹ răng.
Các trường hợp có thể dán răng sứ
– Răng có hiện tượng mòn cạnh, chân răng bị ngắn.
– Răng bị sứt mẻ nhẹ.
– Răng bị mọc thưa, giữa các răng có khe hở.
– Răng bị lệch, phát triển không đồng đều và có hình dạng bất thường.
– Răng có hiện tượng ố màu, do dùng kháng sinh, hút thuốc, ăn uống những thực phẩm đậm màu,…
– Đã từng tẩy trắng răng nhưng không có tác dụng.
Trường hợp chống chỉ định dán răng sứ
– Người bệnh bị viêm nha chu.
– Răng bị mọc lệch hoặc gặp tình trạng sai khớp cắn nặng.
– Bị sâu răng hoặc đã từng chữa tủy (răng chết).
Bác sĩ sẽ tiến hành mài một ít men răng ở phía trước và hai bên răng để giúp tạo chỗ dán răng sứ.
Bác sĩ sẽ dùng cao su lấy dấu hàm cho bệnh nhân và chọn màu sắc sứ tương đồng nhất với màu răng của bạn để hàm răng trông tự nhiên nhất có thể.
Mặt dán sứ Veneer ít xâm lấn nhất vì răng của bệnh nhân được mài rất ít, do đó không ảnh hưởng đến mô mềm và tủy răng, đồng thời bảo đảm chức năng ăn nhai như răng thật. Hơn thế nữa, mặt dán veneer cũng rất bền và ổn định vì sức chịu lực cao, không bị ảnh hưởng bởi môi trường axit trong khoang miệng. Cũng chính vì những lý do này mà veneer được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn để thay đổi “gốc con người”.
Chất liệu của mặt dán sứ, tay nghề bác sĩ và cách chăm sóc răng miệng sau khi dán là những yếu tố quyết định đến chất lượng và độ bền của mặt dán Veneer. Nếu đáp ứng đủ những yêu cầu này, veneer có thể bền đến 20, thậm chí 40 năm khi chăm sóc tốt.
Những đối tượng nên dán làm mặt dán sứ:
Bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm thật tốt, kỹ thuật viên và labo phải là những người giỏi nhất, phôi sứ và thiết bị ép đều rất cao cấp.
Nha khoa Tâm Việt sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn để thực hiện kỹ thuật dán mặt sứ với đội ngũ nha sĩ kỹ thuật hàng đầu, trang thiết bị hiện đại cùng với hệ thống nha khoa đa dạng sẽ mang lại sự thoải mái cho quý khách hàng khi thực hiện các dịch vụ nha khoa.
XEM THÊM:
MẶT DÁN SỨ VENEER VÀ NHỮNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM BẠN CẦN BIẾT
ƯU ĐIỂM CỦA MẶT DÁN SỨ VENEER VÀ NHỮNG THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT
THIẾT KẾ NỤ CƯỜI ĐẸP VỚI RĂNG SỨ VENEER
NHỮNG LƯU Ý KHI TRỒNG RĂNG SỨ VENEER LÀ GÌ
SỰ KHÁC NHAU GIỮA BỌC RĂNG SỨ VÀ MẶT DÁN SỨ VENEER TRONG THẨM MỸ
MẶT DÁN SỨ VENEER ĐIỀU KÌ DIỆU CHO HÀM RĂNG CỦA BẠN
DÁN SỨ VENEER PHƯƠNG PHÁP DÁN SỨ THẨM MỸ