Bạn có biết rõ về cấu tạo của răng, các loại răng và chức năng của từng loại hay không? Răng là một bộ phận rất quan trọng của hện thống tiêu hóa. Hãy cùng Nha Khoa Tâm Việt tìm hiều kĩ hơn về răng
CẤU TẠO CỦA RĂNG, CÁC LOẠI RĂNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG LOẠI
CẤU TẠO CỦA RĂNG NGƯỜI BAO GỒM THÀNH PHẦN NÀO?
Con người khi còn trẻ nhỏ sẽ có 20 chiếc răng sữa, cho đến khi trưởng thành thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên và dao động trong khoảng từ 28-32 chiếc. Răng thường có màu vàng nhạt hoặc màu trắng sữa (trắng ngà voi), chúng rất cứng chắc và khỏe mạnh.
CẤU TẠO CỦA RĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT ĐƯỢC CHIA THÀNH 3 PHẦN CHÍNH, BAO GỒM:
Thân răng (còn gọi vành răng): Là thành nằm ở phía trên nướu.
Chân răng: Là phần nằm sâu bên dưới xương hàm và nướu. Được neo giữ bởi các dây chằng nha chu. Bạn không thể nhìn thấy chân răng.
Cổ răng (đường viền nướu): Là phần giao nhau giữa lợi và răng.
Trên thiết đồ cắt đứng dọc qua 1 chiếc răng, cấu tạo của răng được thành 4 phần chính, bao gồm:
Lớp ngoài cùng (men răng): Phần thân của răng được bao bọc bởi một lớp men rất cứng chắc và khỏe mạnh. Men răng chứa hàm lượng lớn khoáng chất như canxi và flour, nó còn có màu trắng sữa.
Lớp giữa (ngà răng): Ngà răng nằm ở phía trong, được che chắn và bảo vệ bởi lớp men răng. Ngà răng có màu vàng nhạt và là tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu ở thân răng.
Lớp trong cùng (tủy răng): Được bao bọc và che chở bởi lớp men răng và ngà răng. Tuy răng là một tổ chức rất đặc biệt, chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu để nuôi dưỡng răng khỏe mạnh. Tủy răng có ở cả chân răng và thân răng.
Cementum (xương răng): Lớp tế bào giống như mô xương, bao phủ bên ngoài chân răng và gắn chặt vào nướu. Đây là 1 thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của răng.
CẤU TRÚC CỦA RĂNG CÓ NHIỀU LỚP TỪ NGOÀI VÀO TRONG
Là lớp ngoài cùng có độ dày mỏng tùy theo mặt răng. Mặt nhai của răng hàm có độ dày nhiều nhất (từ 1mm - 3mm), răng cửa có men mỏng nhất. Men răng không có màu và trong suốt, nên màu răng là màu của ngà. Men răng không có dây thần kinh cảm giác nên men răng không biết đau.
Tế bào men răng có hình lăng trụ sắp xếp theo chiều hướng tâm. Do đó, men răng rất cứng và chịu lực theo chiều đứng của răng, nhưng men răng lại có khuyết điểm là dễ bị rạn nứt, dễ bị tách theo chiều dọc. Men răng có khuyết điểm tuy dày ở mặt nhai nhưng lại rất mỏng tại những hố và rãnh, ở đáy hố, rãnh, men răng rất mỏng. Ở cổ răng nơi tiếp giáp giữa thân răng với chân răng không có men, do đó nếu chải răng không đúng cách (theo chiều ngang, horizontal) sẽ làm mòn khuyết cổ răng. Do các khuyết điểm trên men răng mà axit (lactic acid) dễ ngấm vào dưới hố rãnh và tạo thành lỗ sâu. Ở người lớn tuổi hay người bị bệnh nha chu nướu răng bị tuột, chân răng bị lộ ra sâu răng sẽ đi ngược từ dưới lên làm cho lổ sâu khó phát hiện và răng dễ bị gẩy ngang vì sâu ở cổ răng làm răng rất yếu.
Men răng là mô xương cứng nhất trong cơ thê, tuy nhiên nhưng do cấu tạo bởi các tế bào hình lăng trụ theo chiều đứng và hướng tâm, có đặc tín giòn và dễ nứt khi có va chậm mạnh, hoặc nhiệt độ trong miệng thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh. Khi ta đang ăn nóng và uống nước đá lạnh ngay, nhiệt độ làm men răng dãn nở rồi lại co rút nhanh quá, men răng sẽ bị nứt.
VÙNG RĂNG
Về hình thái, mỗi răng được cấu tạo bởi thân răng và chân răng. Giữa chân răng và thân răng là đường cổ răng.
Về cấu tạo, dưới đây là các thành phần khác nhau cấu thành nên răng, từ ngoài vào trong như sau: men răng, ngà răng, tủy răng.
MEN RĂNG
Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, là mô cứng nhất trong cơ thể, tỷ lệ chất vô cơ chiếm tới 96%. Hình dáng và bề dày của men được xác định từ trước khi răng mọc ra. Men răng không màu, trong suốt, rất cứng và giòn. Chiều dày của men răng thay đổi theo từng vị trí, dày nhất ở núm răng và mỏng nhất ở cổ răng, vì thế khi chải răng với động tác chải ngang sẽ dễ làm mòn phía cổ răng. Trong suốt đời sống, men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi, nhưng có sự trao đổi vật lý và hóa học với môi trường miệng.
NGÀ RĂNG
Ngà răng chiếm phần lớn nhất về thể tích của một răng, bao gồm hàng tỷ các ống ngà dẫn trực tiếp đến tủy răng. Ngà răng kém cứng hơn men răng, chứa tỷ lệ chất vô cơ vào khoảng 75%. Bề dày ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào ngà. Ngà răng ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần hốc tủy.
Màu của ngà răng cũng là màu của răng vì men răng không có màu, nếu mất đi lớp men và cement phủ bên ngoài, ngà răng bị lộ ra sẽ có những sắc thái vàng - trắng khác nhau và có bề mặt ráp hơn men răng. Khi bị lộ lâu ngày ngà răng bị nhiễm màu từ thức ăn, thuốc lá, khiến cho chúngbị chuyển màu vàng hơn. Sự nhiễm màu này là do ngà xốp hơn men răng, do ngà có nhiều những ống nhỏ như bọt biển làm giữ lại các chất màu. Sự nhiễm màu này gây mất thẩm mỹ, là mối lo lắng của nhiều người. Do đó muốn tẩy trắng răng thì thuốc tẩy trắng phải ngấm được vào bên trong lớp ngà và vì thế thường gây nên ê buốt. Do cấu tạo bên trong, giữa các tế bào ngà có những ống nhỏ chứa dây thần kinh và mạch máu. Ngà răng cảm giác với nóng lạnh, chất chua ngọt, và hơi gió lạnh.
TỦY RĂNG
Tủy là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tủy gồm tủy thân (Pulp Chamber) và tủy chân (Root Canal). Tủy răng trong buồng tủy là tủy thân hay tủy buồng, tủy răng trong ống tủy gọi là tủy chân. Tủy răng chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng thần kinh để duy trì sự sống và nhận cảm giác của răng. Mạch máu dẫn từ trong xương và đi vào răng từ dưới gốc răng, qua lỗ chóp răng.
CÁC LOẠI RĂNG VÀ CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA RĂNG
1. CÁC LOẠI RĂNG
Con người ta sinh ra có hai loại răng. Dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn thì chức năng chủ yếu của nó vẫn là để ăn nhai, nghiền thức ăn. Do đó, ngoại hình và chức năng của nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đối xứng với nhau. Người ta căn cứ vào chức năng để chia chúng thành các nhóm răng sau:
NHÓM RĂNG CỬA: GỒM TỪ RĂNG SỐ 2-5 VÀ BÊN ĐỐI XỨNG
Được phân bổ ở chính giữa hàm răng, cân đối cả hai bên trái phải và trên dưới, tổng cộng gồm 8 chiếc. Đặc biểm chung của chúng là có hình chiếc xẻng, cạnh bên của răng mỏng dần, dùng để cắt thức ăn. Răng cửa hàm trên to hơn ở dưới, răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn. Chúng đều chỉ có một chân răng.
NHÓM RĂNG NANH ĐƠN: RĂNG SỐ 6 VÀ BÊN ĐỐI XỨNG
Là răng sát ngay cạnh răng cửa, cả hai bên trên dưới chỉ có tổng cộng 4 chiếc răng. Loại răng này phía trên mang hình ngọn dáo, mũ răng dày, nhọn và dài, bốn bên đều rất sắc, chủ yếu dùng để cắn, xé thức ăn. Răng sữa cũng có tác dụng như răng vĩnh viễn những thể tích nhỏ và kém sắc hơn, Chúng cũng chỉ có một chân.
NHÓM RĂNG NANH ĐÔI: RĂNG SỐ 7- 8 VÀ BÊN ĐỐI XỨNG
Loại răng này mũ răng hình lập phương, trên mặt răng chia làm hai đỉnh đều nhọn, mỗi hàm có 4 chiếc, cộng lại là 8 chiếc. Công dụng chủ yếu là phối hợp cắn xé và nghiền nát thức ăn. Nó là loại răng quá độ giữa răng nanh và răng hàm. Chiếc đầu tiên hai bên ở hàm trên có thể có hai chân, còn lại cũng chỉ có một chân nhỏ mà dài. Loại răng này không có răng sữa.
NHÓM RĂNG HÀM: RĂNG SỐ 9-10-11 VÀ BÊN ĐỐI XỨNG
Chủ yếu là dùng nghền, xay nhỏ thức ăn. Cả hai bên thuộc hai hàm gồm các răng còn lại. Chiếc đầu tiên có thể tích lớn nhất, rồi nhỏ dần. Mặt răng rộng và to, hình dáng phức tạp. Để cho chắc khoẻ, răng hàm ở hàm trên có 3 chân, ở hàm dưới chỉ có hai chân. Răng sữa thường nhỏ hơn, tổng cộng cả hai hàm chỉ có 8 cái.
Hình thức các loại răng khác nhau, chủ yếu là do chức năng khác nhau tạo ra, do đó chúng luôn hỗ trợ nhau.
Hàm răng và các loại răng vĩnh viễn.
TỔ CHỨC QUANH RĂNG (NHA CHU)
Nha chu gồm có: xương ổ răng, cement, dây chằng nha chu và lợi
XƯƠNG Ổ RĂNG (ALVEOLAR BONE)
Xương ổ răng là mô xương xốp, bên ngoài được bao bọc bằng màng xương, nơi lợi bám vào. Xương ổ răng tạo thành một huyệt, có hình dáng và kích thước phù hợp với chân răng.
Bề mặt ổ răng nơi tiếp xúc với chân răng, là mô xương đặc biệt và có nhiều lổ thủng để các mạch máu và dây thần kinh từ xương xuyên qua để nuôi dây chằng nha chu.
Chiều cao xủa xương ổ tùy theo tuổi và tùy vào sự lành mạnh hay bệnh lý của mô nha chu. Trong viêm nha chu, xương ổ dần tiêu đi, răng không còn chỗ đứng nữa nên sẽ lung lay và rụng sớm.
XÊ- MĂNG (CEMENTUM)
Xê- măng là phần mô liên kết khoáng hóa, không mạch máu, tạo một lớp mỏng bao phủ quanh chân răng.
DÂY CHẰNG NHA CHU
Dây chằng nha chu là những bó sợi liên kết, dày khoảng 0.25mm, một đầu bám vào cement, còn đầu kia bám vào xương ổ răng. Dây chằng nha chu có nhiệm vụ giữ cho răng gắn vào xương ổ răng và đồng thời có chức năng là vật đệm, làm cho mỗi răng có sự xê dịch nhẹ độc lập với nhau trong khi ăn nhai là giúp lưu thông máu, truyền lực để tránh tác dụng có hại của lực nhai đối với răng và nha chu. Bình thường khi nhai thức ăn không cứng lắm ta thấy rất êm ái là nhờ tác dụng co dãn của dây chằng nha chu và lực cắn nhai được chia đều trên các răng. Nếu vô tình ta cắn phải một hạt sạn cứng, ta sẽ thấy đau nhói lên là do lực của cả hàm răng chỉ đè lên một răng làm cho nó bị quá tải, chóp răng sẽ chạm mạnh vào xương ổ răng và gây đau. Có khi lực va chạm quá mạnh làm đứt dây thần kinh và mạch máu nuôi răng khiến răng bị chết.
LỢI (GINGIVA, NƯỚU RĂNG)
Lợi là niêm mạc mô mềm bao phủ răng ở vùng ổ răng để che chở cho chân răng bên dưới. Bình thường nướu răng ở sát cổ răng và có độ hở (không dính chặt với men răng) khoảng 1-2 mm, ta gọi nướu tự do tạo thành vùng khe nướu, phần dưới là nướu dính bám chặt vào dây chằng nha chu. Nướu có màu hồng nhạt và bao quanh cổ răng một lớp rất mỏng, gai nướu ở vùng kẽ răng nhọn. Nướu săn chắc là nướu lành mạnh, nướu phồng rộp dễ chảy máu (khi ấn vào và khi chải răng thấy máu) là nướu đã bị viêm (gingivitis).
ĐÓ LÀ NHỮNG BỘ PHẬN CẤU TẠO NÊN MỘT CHIẾC RĂNG. VẬY CHỨC NĂNG CỦA TỪNG CHIẾC RĂNG CỤ THỂ LÀ NHƯ THẾ NÀO??
- Răng cửa (4 răng cửa trên, 4 răng cửa dưới): rất sắt bén, dùng nhai thức ăn
- Răng nanh: Tiếp theo vị trí của răng cửa chính là răng nanh, răng này rất nhọn dùng để xé thức ăn.
- Răng tiền hàm: Những chiếc răng có hai đỉnh nhọn trên bề mặt nhai của chúng. Các răng tiền hàm dùng để nghiền và xé thức ăn.
- Răng hàm: chức năng chính là nghiền thức ăn, răng này có đỉnh nhọn trên bề mặt nhai
Trên đây là những thông tin vô cùng cơ bản về những bộ phận cấu thành nên răng. Nhiệm vụ của chúng ta chính là chăm sóc răng miệng thật tốt để răng có thể duy trì vĩnh viễn chức năng của mình.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :https://nhakhoatamviet.com/bang-gia.html
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149