• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
CÁCH PHÒNG NGỪA CHỨNG HÔI MIỆNG
Thứ 4 | 22/04/2020 - Lượt xem: 1086

Hôi miệng nên ăn gì để giúp cải thiện hơi thở?? Tại sao bạn bị hôi miệng?? Địa điểm điều trị hôi miệng an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM


CHỨNG HÔI MIỆNG VÀ BÍ QUYẾT NGĂN NGỪA HÔI MIỆNG


Hôi miệng là một bệnh lý có nhiều nguyên nhân thực thể. Hôi miệng khi niềng răng là tình trạng không hiếm gặp, khiến người bệnh nhiều khó khắn trong cuộc sống nhất là khi phải tiếp xúc với người khác. Bạn cần đến khám ở những y tế và các chuyên gia y tế nhiều kinh nghiệm để xác định bệnh trạng.

Dịch vụ niềng răng ngày nay rất hiện đại và đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng.  Tuy nhiên, trong thời gian niềng răng nhiều người không quan tâm chăm sóc răng miệng cẩn thận dẫn đến bệnh hôi miệng khi niềng răng làm cản trở sự giao tiếp hàng ngày, có thể ảnh hưởng tới công việc của chúng ta.


 
THẾ NÀO LÀ HÔI MIỆNG??


Hôi miệng còn gọi là kỵ khí - loại kỵ khí này sẽ sinh ra các hợp chất lưu huỳnh, có mùi hôi rất khó chịu. Hiện tượng hôi miệng xuất hiện là do vi khuẩn hình thành ở các mảng bám ở kẽ răng, lưỡi và họng... Từ đó nó tạo ra loại khí có mùi hôi. Những người bị sâu răng, viêm tủy răng hoặc viêm nướu, viêm nha chu thường dễ bị hôi miệng.

 
NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG


Hôi miệng thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng khi chúng ta thức dậy. Hôi miệng không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người, nhưng đôi khi làm cản trở sự giao tiếp hành ngày, có thể ảnh hưởng một phần nào tới công việc làm ăn của chúng ta.

+ Hôi miệng tùy thuộc vào lượng nước bọt tiết ra, lúc chúng ta nhai hay nuốt.

+ Chất hơi lưu huỳnh thấm vào mô mềm trong miệng. Khi nước miếng hay mô mềm trong miệng không đủ sức giữ chất hơi lưu huỳnh, xông ra, sẽ làm hôi miệng.

+ Vi trùng trong miệng nảy nở tùy theo từng loại, cộng thêm vấn đề vệ sinh, thói quen ăn uống, và lượng nước miếng tiết ra.

+ Những môi trường như thay đổi nhiệt độ, ẩm ướt, đồ ăn thức uống, dưỡng khí và động cường toan pH, đều ảnh hưởng tới hôi miệng.

+ Niềng răng cũng có thể gây hôi miệng do việc vệ sinh răng miệng không kỹ, các thức ăn thừa bám trên các kẽ răng và mắc cài khó được vệ sinh sạch sẽ.



 


 
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẠN CHẾ CHỨNG HÔI MIỆNG KHÓ CHỊU??


- Hôi miệng (còn gọi là chứng malodor) có thể khiến chúng ta cảm thấy lúng túng và khó khăn khi giao tiếp với người đối diện.

- Một số người lạ không nhận ra hơi thở của mình có vấn đề bởi vì mọi người xung quanh ngại nói cho họ biết tế nhị đó.

Thật may mắn, vấn đề này có thể được điều chỉnh một cách dễ dàng. Những điều có thể giúp cải thiện tình trạng hơi thở " rau mùi" của bạn đó là: Vệ sinh răng miệng tốt, thường xuyên đến nha sĩ để kiểm tra và loại trừ bất kỳ yếu tố nào có thể làm cho hơi thở của bạn trở nên khó chịu (như một số loại thuốc, chế độ ăn và thực phẩm).


 
BẠN CÓ BỊ HÔI MIỆNG KHÔNG??


- Hôi miệng thường được gây ra bởi sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng gây viêm và tiết ra mùi độc hại, khó chịu hoặc các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.

- Hầu hết mọi người đều có hơi thở khó chịu tại cùng một số thời điểm, chẳng hạn như khi vừa thức giấc vào buổi sáng.

- Nếu bạn không chắc chắn về hơi thở của mình, cách tốt nhất để tìm hiểu là nhờ một người thân kiểm tra giúp - liệu hơi thở của bạn có mùi không??


 
NGUYÊN NHÂN GÌ GÂY RA CHỨNG HÔI MIỆNG??


Không có thống kê về tỷ lệ phần trăm dân số có hơi thở hôi. Đó là bởi vì các nghiên cứu thường dựa vào báo cáo của một số người nào đó và có thể không chính xác.

Nhưng nghiên cứu cho thấy, khoảng 80% những người hôi miệng có nguyên nhân xuất phát từ vấn đề răng miệng.

Ví dụ: sâu răng, bệnh nướu răng có thể dẫn đến hôi miệng; hay do thức ăn bị mắc kẹt trong các ngóc ngách, vết sưng tấy của amidan; vết nứt vỡ, những rãnh ở vùng sần sùi của răng giả không được vệ sinh sạch sẽ cũng dễ gây ra mùi khó chịu trong khoang miệng.

Một số tình trạng bệnh lý trong cơ thể cũng có thể khiến cho hơi thở của bạn xuống dốc nhanh chóng. Tiêu biểu nhất phải kể đến bệnh tiểu đường, bệnh gan, viêm đường hô hấp và viêm phế quản mãn.

Bạn cũng sẽ muốn đi khám bác sĩ để loại trừ những vấn đề như trào ngược axit, chất lỏng sau miệng nhỏ giọt xuống cuống họng, và những nguyên nhân khác gây khô miệng mãn tính.



 


 
THƯỜNG XUYÊN ĐẾN GẶP NHA SĨ ĐỂ KIỂM TRA


Khi đã xác định được nguyên nhân gây hôi miệng, hãy cố gắng giữ các cuộc hẹn theo lịch trình với các bác sĩ tại phòng khám.

" Bạn sẽ thực sự muốn gặp nha sĩ 6 tháng 1 lần hoặc ít nhất là mỗi năm 1 lần"


 
THƯỜNG XUYÊN ĐÁNH RĂNG


Vệ sinh răng miệng tốt cũng là chìa khóa để chống hôi miệng. Tốt nhất, bạn nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để giúp giảm vi khuẩn gây mùi hôi trong miệng.

- Frangella khuyến cáo sử dụng một bàn chải đánh răng điện bởi lí do bàn chải đánh răng điện phân phối một chuyển động thẳng đều, giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn so với khi sử dụng bàn chải đánh răng bằng tay truyền thống.

- Một số loại nước súc miệng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng, làm giảm vi khuẩn gây mảng bám và chống hôi miệng. Chú ý đến loại nước chứa chất sát khuẩn hoặc kháng khuẩn, chứ không phải tìm loại có tác dụng như mỹ phẩm - chỉ đơn thuần làm cho hơi thở thơm mát.


 
CÂN NHẮC THỰC PHẨM BẠN ĂN HÀNG NGÀY


Những gì bạn ăn ảnh hưởng đến những gì bạn thở ra. Đó là bởi vì sau khi thức ăn được tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu thì mùi vị sẽ bị đẩy ra bởi phổi của bạn khi hít thở.

Nên ăn chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng ở mức độ đều đặn. Một số chế độ ăn - chẳng hạn như ăn chay cực đoan và chế độ ăn Low carb (ít calory) - dễ làm cho bạn có mùi hôi trong hơi thở.

Tránh ăn tỏi, hành và một số loại thực phẩm nhiều gia vị khác. Người sử dụng tỏi thường xuyên có thể không chỉ có hơi thở hôi mãn tính, hộ cũng thường có mùi cơ thể.


 
6 NGUYÊN TẮC CHỮA CHỨNG HÔI MIỆNG


- Uống nhiều nước: Nếu bạn không thể đánh răng sau bữa ăn, uống nhiều nước có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm sạch vi khuẩn có hại và các mảnh vỡ từ giữa hai hàm răng của bạn. Uống sữa thậm chí có thể giúp khử mùi hôi khó chịu, Frangella nói. Tránh các đồ uống có đường.

- Không uống quá nhiều cafe: Có thể rất hấp dẫn nhưng mùi của cà phê rất khó thoái ra khỏi cuống lưỡi. Hãy chuyển sang một trà thảo dược hoặc trà xanh, Frangella nói.

- Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác: Hút thuốc lá có thể khiến chúng ta có hơi thở kinh khủng"

- Hạn chế uống rượu: Rượu có thể dẫn đến khô miệng, quá nhiều bia, rượu vang và rượu mạnh có thể làm mùi hôi hơi thở của bạn xuất hiện cho đến 8 - 10 giờ sau khi uống.

- Nhai kẹo cao su 20 phút sau bữa ăn. kẹo cao su với 100% xylitol có thể giúp giảm sâu răng, đồng thời cũng là loại làm mát và mang đến cho bạn hơi thở thơm tho thật sự.

Hãy cẩn thận với bạc hà. Bạc hà không đường chỉ che giấu đi mùi hôi khó chịu chứ loại bỏ được vi khuẩn có hại. Được mời một viên kẹo bạc hà có vào răng của bạn làm cho vấn đề tồi tẹ hơn.



 


 
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẠN CHẾ CHỨNG HÔI MIỆNG KHÓ CHỊU??


Tình trạng hôi miệng bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Và nó gây ra hậu quả cũng rất khó lường. Mặc dù đây không phải là một bệnh lý răng miệng nhưng nó lại là một triệu chứng răng miệng khó chịu. Để khắc phục hết tình trạng này nói dễ không phải dễ mà nói khó cũng không hẳn. Tuy nhiên, nó cũng như những bệnh lý khác, để giải quyết tình trạng được thì bệnh nhân cần phải biết được nguyên nhân gây ra nó.

Ngoài những phương pháp điều trị nha khoa nhằm chữa dứt điểm thì cũng có những cách điều trị từ dân gian giúp bệnh nhân có thể khống chế tình trạng bệnh một cách tạm thời. Tuy nhiên, để dứt điểm bệnh thì tốt nhất bệnh nhân nên tới nha khoa để điều trị và không nên kéo dài tình trạng này lâu dài vì nó có thể gây ra một số hệ lụy không đáng có.


 
CÁCH MÀ BẠN NÊN THỰC HIỆN NGAY BÂY GIỜ ĐỂ NGỪA CHỨNG HÔI MIỆNG TỐT NHẤT ĐÓ LÀ:


- Đánh răng thường xuyên. Tuy nhiên, không nên đánh răng quá nhiều lần trong ngày như bạn đang thực hiện vì có thể nó sẽ gây mòn răng và làm răng tổn thương.

- Đi khám nha sĩ. Đi khám nha sĩ là biện pháp hữu hiệu nhất hiện giờ, bác sĩ sẽ có hướng giải quyết tốt nhất nhằm dứt điểm bệnh cho bạn.

- Cân nhắc thực đơn ăn uống hằng ngày. Những gì bạn ăn ảnh hưởng đến những gì bạn thở ra. Đó là bởi vì sau khi thức ăn được tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu thì mùi vị sẽ bị đẩy ra bởi phổi của bạn khi hít thở.

Mọi chi tiết bạn có thể liên hệ tới Nha Khoa Tâm Việt để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.


 
TẠI SAO BẠN BỊ HÔI MIỆNG??


Theo một nghiên cứu gần đây thì trong khoang miệng có tới 800 loại vi khuẩn tự nhiên nhau cư trú khác thậm chí còn một số nữa chưa xác định được. Khi những vi khuẩn này phân huỷ protein, nó sẽ sản sinh một lượng chất thải có nguồn gốc từ phế phẩm lưu huỳnh, đây chính là lý do gây mùi hôi cho miệng.Nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu xuất phát từ việc vệ sinh kém, dẫn đến mảng bám tích tụ trên răng và dần dần hình thành cao răng quanh cổ răng và dưới nướu. Cao răng chính là nguyên do dẫn đến hàng loạt các bệnh lý răng miệng biểu tình như viêm nướu, viêm nha chu rất nguy hiểm. Ngoài ra, hôi miệng còn do các bệnh lý toàn thân như gan, thận, bệnh dạ dày,...hoặc do tình trạng khô miệng gây nên. Sử dụng các thực phẩm có mùi cũng khiến cho tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn.


 


 
BỊ HÔI MIỆNG NÊN ĂN GÌ GIÚP CẢI THIỆN HƠI THỞ??


Khi bị hôi miệng, bạn nên ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột vào bữa sáng, trưa và dành thức ăn giàu protein vào buổi tối. Các loại rau quả giòn như xà lách, cần tây, dưa chuột cũng là những loại thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng khi không những làm sạch mảng bám mà còn giúp làm trung hòa axit trong miệng.

Ăn dâu tây, táo hay mía cũng giúp cho sự tiết nước bọt, chà sạch mảng bám trên răng và giúp cho hơi thở trở nên thơm tho hơn. Các chất có trong táo và dâu tây kích thích lợi hoạt động tốt và tẩy sạch các chất sót lại từ thức ăn. Ăn táo thường xuyên giúp loại bỏ tới 86,7% vi khuẩn có hại trong miệng. Trà xanh chứa chất polypheno có tác dụng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các mảng bám trên bề mặt răng, giảm bệnh nướu răng, giảm hôi miệng do tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây mùi hôi. Ngoài ra, trà còn chứa fluoride giúp bảo vệ lớp men răng, diệt khuẩn, chống sâu răng. Uống trà hoặc súc miệng bằng trà xanh hàng ngày là một trong những cách làm giảm hôi miệng khá hiệu quả.

Sữa chua nguyên chất không đường cũng được chứng minh là có tác dụng làm giảm lượng chất hydrogen sulphide - nguyên nhân lớn gây ra chứng hôi miệng. Chất axit lactic có trong sữa chua cũng có tác dụng diệt khuẩn, làm giảm mảng bám và bệnh viêm lợi cũng như khí H2S làm cho hơi thở có mùi hôi. Ăn đều đặn sữa chua trong hai tuần, bạn sẽ thấy tình trạng răng miệng của mình được cải thiện đáng kể.

Nhai kẹo cao su không đường cũng giúp tăng sự tiết nước bọt và làm giảm hiện tượng khô miệng – một nguyên nhân khiến miệng bị hôi.



 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet