Cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng kiến thức để bảo vệ và duy trì răng bé luôn được chắc khỏe, sáng bóng nhé. Nếu cần được tư vấn thêm mời các mẹ liên hệ với Nha Khoa Tâm Việt
THẾ NÀO LÀ CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG Ở TRẺ EM?? LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ ĐƯỢC HÀM RĂNG KHỎE CHO TRẺ?? HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÉ??
TẬP THÓI QUEN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ
Cha mẹ là một trong những người quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ từ khi chúng chào đời việc thiết lập thói quen hàng ngày cũng như giải thích cho chúng hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nền tảng của một hàm răng khỏe mạnh và nụ cười đẹp được đặt móng từ việc chăm sóc răng miệng ở những năm đầu đời này.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ RĂNG CHÍNH
Răng sữa bắt đầu mọc ở trẻ em từ 6 tháng tuổi, và bộ răng chính của bé sẽ mọc hoàn toàn sau 1.5 đến 2 tuổi. Men răng của răng sữa ít hơn nhiều so với men răng của răng vĩnh viễn. Vì vậy, răng của trẻ em thường dễ bị sâu răng. Bộ răng chính của trẻ là bộ phận chính giúp trẻ phá vỡ thức ăn thành những miếng nhỏ, và do đó đảm bảo việc tiêu hóa được hiệu quả. Răng sữa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khoảng cách và vị trí của các răng vĩnh viễn, nếu các khoảng cách này được định hình kém, sau này trẻ rất dễ mắc phải hàm răng lệch lạc hoặc bị móm và phải niềng răng món. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần tăng cường sức khỏe răng miệng cho trẻ, tránh làm hư chúng bằng các thức ăn ngọt và các bữa ăn đặc biệt là buổi tối.
TẬP THÓI QUEN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ
Mặc dù răng vĩnh viễn đã hình thành một phần từ lúc trẻ khoảng 3 tuổi, và sẽ hoàn thành khi thay thế hoàn toàn 32 chiếc răng vĩnh viễn thay thế 20 chiếc răng sữa. Trong thời kì này trẻ rất dễ mắc sâu răng, và tạo các lỗ sâu trong răng vĩnh viễn, nếu không khắc phục chúng sẽ trở nên tồn tại vĩnh viễn với hàm răng sau này của trẻ. Ảnh hưởng tới sự thẩm mỹ của hàm răng trẻ. Khi trẻ có nguy cơ có hàm răng lệch lạc hoặc hô móm nên cho trẻ niềng răng có thể theo phương pháp niềng răng không mắc cài invisalign hoặc theo phương pháp mắc cài thông thường.
CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ QUA TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC MẸ CẦN LƯU Ý
Để trẻ mau ăn chóng lớn thì việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng cho trẻ là điều cực kỳ quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ, các mẹ cần chú ý cẩn thận nhé!!!
Ở bé sẽ có hai giai đoạn: Mọc răng sữa và răng vĩnh viễn. Và mỗi giai đoạn sẽ có cách chăm sóc răng miệng khác nhau. Vì thế mà các bà mẹ hãy cham sóc răng miệng cho trẻ đúng cách trong từng thời kỳ để giúp đảm bảo quá trình phát triển sau này được tốt nhất.
CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ KHI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ?
Giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh
Điều đầu tiên mà phụ huynh không nên nhẫm lẫn là dù trẻ chưa mọc răng thì vẫn phải chăm sóc răng miệng, làm sạch nướu, làm sạch khoang miệng để tránh viêm nhiễm (trong 6 tháng đầu của trẻ) chuẩn bị tốt nhất chào đón răng sữa.
Cha mẹ nên chăm sóc răng miệng cho trẻ càng sớm càng tốt, ngay từ những ngày đầu khi bé sinh ra nhưng phải thực hiện nhẹ nhàng. Nên dùng khăn mềm hoặc miếng gạc có tẩm nước muối sinh lý cho mỗi lần vệ sinh cho bé.
Giai đoạn 6 - 8 tháng ( Giai đoạn mọc răng sữa ở trẻ)
Bé từ 6-8 tháng tuổi là thời điểm mọc 2 chiếc răng sữa đầu tiên và đó là răng cửa hàm dưới. Dấu hiệu khi bé bắt đầu mọc răng là dễ bị sốt, chảy nước dãi, mút tay hay gặm cắn các đồ vật xung quanh. Nếu bé bị đau đớn và khó ngủ mẹ nên tham khảo bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau cho con nhé.
Triệu chứn sốt là có nhưng chỉ bị nhẹ và không kéo dài, nếu phụ huynh thấy sau vài ngày mà không khỏi thậm chí bé còn có xu hướng sốt cao hơn thì nên đưa bé đi Nha Khoa kiểm tra và chữa trị sớm.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ cũng cần được quan tâm, không nên xem thường và bỏ qua.
Nhiều bậc phục huynh nghĩ rằng sau này trẻ không cần dùng tới răng sữa mà chỉ cần răng vĩnh viễn, cần gì phải chăm sóc nhiều. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì răng sữa ảnh hưởng rất lớn đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này, trẻ có nguy cơ mất răng sớm do bị sâu răng, viêm nướu,... Do lười hay không chăm sóc răng đúng cách.
Giai đoạn 6 - 12 tháng
Giai đoạn này, bé sẽ mọc thêm ít nhất khoảng 8 chiếc răng nữa. Thời gian này, bé sẽ cảm thấy ngứa lợi nên bạn hãy để bé ngậm núm vú giả để tránh việc bé mút tay, đụng chạm vào nướu, lợi gây đau.
Lúc này, mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé bằng khăn sạch hoặc miếng gạc có tẩm nước muối sinh lý, không nên dùng kem đánh răng cho bé quá sớm vì bé sẽ nuốt vào bụng, như thế không tốt cho bé chút nào. Ngoài ra mẹ cũng nên cọ lưỡi cho bé để hơi thở của bé không bị hôi.
Giai đoạn 1 - 2 tuổi
Sau khi bé lớn hơn khoảng 1 - 2 tuổi và đã bắt đầu hoàn thiện hàm răng sữa thì mẹ nên tìm hiểu các loại bàn chải lông mềm có kích thước phù hợp với bé. Lúc này chỉ nên ở bên hướng dẫn bé cách chải răng, tập cho bé thói quen sử dụng bàn chải hàng ngày, không cần thiết dùng kem đánh răng vì bé dễ nuốt và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giai đoạn 3 -4 tuổi
Khi bé từ 3 - 4 tuổi, có thể mua kem đánh răng dành riêng cho trẻ em với lượng Fluor phù hợp, lưu ý không dùng kem đánh răng của người lớn cho trẻ em. Giai đoạn này trẻ đánh răng vẫn cần có sự giám sát của cha mẹ cho đến khi có thể tập đánh răng một mình đúng cách.
Chỉ nên sử dụng 1 lượng nhỏ bằng hạt đậu loại kem đánh răng dành riêng cho bé, có hương thơm bé yêu thích, không được dùng quá nhiều hay quá ít thì đánh răng cũng không đạt hiệu quả cao. Nhắc bé phải vệ sinh lưỡi vì đây là nơi tồn tại nhiều vi khuẩn không thua gì răng và nướu.
Khi bé bị nhiệt miệng không nên dùng kem đánh răng và cho bé súc miệng bằng nước muối nhạt là tốt nhất.
Song song với việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, cần cho trẻ bổ sung chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng phù hợp. Tập cho bé ăn nhiều trái cây và rau củ quả để tăng cường sức để kháng, bổ sung canxi và vitamin D, B12 làm răng chắc khỏe.
Giai đoạn 6 - 12 tuổi (Giai đoạn mọc răng vĩnh viễn)
Giai đoạn bé thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn từ 6 cho đến 12 tuổi, thứ tự thay răng sữa cũng tương ứng với việc mọc răng, răng nào mọc trước sẽ bị thay thế trước. Tuy nhiên cần để ý đến 2 trường hợp sau:
- Bé chưa tới tuổi thay răng mà răng bị sâu và không giữ lại được nữa thì cần đưa bé đến Nha Khoa để kiểm tra xem có thể giữ lại răng hay không. Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ thì sau đó bác sĩ sẽ sử dụng bộ giữ khoảng để tạo khoảng trống cố định cho răng mọc lên sau này.
- Đã tới tuổi thay răng mà răng bé chưa lung lay, khi đó không được tự ý dùng chỉ nhổ răng tại nhà mà nên nhổ tại Nha Khoa để đảm bảo tránh viêm nhiễm, sưng nướu bé.
Trong những năm đầu đời, sau khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên cha mẹ nên hình thành cho con thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày, khám răng định kỳ 6 tháng / lần và ăn uống đủ chất để đảm bảo cho sự hình thành và phát triển của bé sau này.
Trên đây là những hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho trẻ qua từng giai đoạn. Cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng hằng ngày để bảo vệ và duy trì răng bé luôn được chắc khỏe, sáng bóng nhé. Nếu cần được tư vấn thêm mời các mẹ liên hệ với Nha Khoa Tâm Việt, các Bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng với bạn nhé!!!
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÉ
KHI NÀO BẠN NÊN BẮT ĐẦU CHẢI RĂNG CHO TRẺ??
Bạn nên bắt đầu làm sạch răng cho trẻ hai lần một ngày ngay khi bạn nhìn thấy chiếc răng sữa đầu tiên mọc trong miện trẻ. Bằng việc làm sạch răng miệng sớm, trẻ sẽ có những chiếc răng được làm sạch và luôn cảm thấy đầy phấn khích với việc chải răng, bạn cũng tránh được các vấn đề về chải răng cho trẻ trong tương lai.
Răng sữa đầu tiên của trẻ thường sẽ là răng cửa giữa dưới, mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi.
Trẻ sẽ mọc đầy đủ 20 răng sữa vào khoảng 2,5 - 3 tuổi.
Tốt nhất bạn nên chải răng cho trẻ cho đến khi trẻ được ít nhất 7 tuổi. Ở tuổi đó trở đi, trẻ sẽ tự mình chải răng được một cách chính xác.
BẠN NÊN MUA BÀN CHẢI VÀ KEM CHẢI RĂNG LOẠI CHO TRẺ?
Ở những lần đầu tiên khi trẻ mới mọc răng sữa bạn nên dùng một miếng gạc (hoặc vài xô), nhỏ quấn quanh đầu ngón tay của bạn, lấy một lượng nhỏ kem đánh răng và chà quanh răng trẻ.
Bàn chải răng đầu tiên của trẻ nên là loại có lông mềm, đầu nhỏ và sợi nylon để có thể làm sạch được toàn bộ các ngóc ngách trong miệng trẻ một cách dễ dàng và thoải mái, đặc biệt là với những răng mới mọc. Hãy nhìn trên bao bì để kiểm tra loại bàn chải phù hộ với tuổi của trẻ nhà bạn.
Hãy thay bàn chải của trẻ thường xuyên, khoảng từ 1 - 3 tháng. Không nên giữ bàn chải của trẻ quá 3 tháng hoặc khi các lông bàn chải đã mòn.
LOẠI KEM CHẢI RĂNG TỐT NHẤT CHO TRẺ LÀ GÌ?
Hãy tìm kiếm loại kem chải răng dành riêng cho trẻ em và chưa fluor, vì fluor sẽ giúp phòng ngừa sâu răng. Hãy kiếm tra kỹ trên bao bì hàm lượng fluor để bảo đảm chắc chắn rằng bạn đã mua cho trẻ loại kem chải răng có hàm lượng fluor chuẩn.
Với trẻ dưới 3 tuổi nên sử dụng loại kem chải răng có hàm lượng fluor thấp hơn, dưới 500ppm (phần triệu) fluor.
Với trẻ từ 3-6 tuổi, sử dụng kem chải răng có hàm lượng fluor từ 500 - 1000ppm.
Không nên cho trẻ dùng chung kem và bàn chải răng với người lớn, vì những loại kem chải răng có chứa hàm lượng fluor lớn hơn 1000ppm. Chỉ cần một lớp mỏng kem chải răng phủ lên ít hớn ¾ các sợi lông bàn chải là đủ.
Hãy dạy trẻ cách nhổ kem đánh răng ra ngoài sau khi làm sạch răng. Trẻ cần phải có thời gian để làm quen với việc đó. Nếu nuốt một lượng kem lớn chải răng có chứa fluor có thể gây hại cho răng, thậm chí có thể gây nôn và ỉa chảy. Hãy dạy trẻ dần dần thói quen chăm sóc răng miệng tốt, vì đây là thói quen sẽ kéo dài suốt cuộc đời..
Đừng để trẻ ăn hoặc liếm kem chải răng từ tuýp kem. Hãy chọn kem chải răng không có vị ngọt, hay hương trái cây, để trẻ học được rằng kem chải răng không phải là thức ăn.
PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH RĂNG CHO TRẺ
Hãy tập cho trẻ thói quen chải răng 2 lần mỗi ngày. Một lần vào buổi sáng, một lần vào buổi tối phù hợp với công việc hàng ngày của bạn. Làm sạch răng vào buổi tối nên thực hiện trước khi đi ngủ, sau khi trẻ ăn hay uống lần cuối.
Bạn hãy đặt trẻ vào đùi mình, đối diện với bạn, tư thế này sẽ giúp bạn nhìn thấy răng của trẻ dễ dàng hơn. (Vị trí này cũng rất tốt khi trẻ nhà bạn mới biết đi).
Chỉ phết một chút kem chải răng lên bàn chải. Bạn nên xoay bàn chải theo vòng tròn nhỏ, nhẹ nhàng ở giữa răng và lợi từng vùng. Lợi của trẻ mềm nên phải rất nhẹn nhàng khi chải răng cho trẻ. Khi bạn đã chải xong, hãy chắc chắn rằng trẻ đã nhổ hết kem ra ngoài, nhưng không súc miệng với nhiều nước. Để lại một chút kem chải răng trên răng để kem chải răng phát huy tác dụng.
Nếu trẻ không thích chải răng và cựa quậy đẩy ra thì bạn hãy đưa bàn chải cho trẻ để trẻ tự giữ bàn chải. Đôi khi bạn còn để trẻ tự làm một mình. Tuy nhiên trẻ sẽ vẫn cần sự giúp đỡ của bạn vào lúc nào đó.
Bạn hãy để trẻ quan sát mình chải răng càng nhiều càng tốt. Việc này sẽ giúp trẻ có suy nghĩ tốt với việc chải răn trước khi bắt đầu chải.
Nha sĩ sẽ vui vẻ giúp bạn nếu bạn cần thêm sự hướng dẫn.
KHI NÀO BẠN NÊN BẮT ĐẦU ĐƯA TRẺ TỚI GẶP NHA SĨ?
Sẽ là một ý tưởng hay nếu bạn đưa trẻ theo bạn đến nha sĩ mỗi khi bạn tới nha sĩ để khám răng. Việc này sẽ khiến trẻ dần dần thân thiện với môi trường nha khoa hơn.
NÊN SỬ DỤNG SẢN PHẨM CUNG CẤP FLUOR NÀO?
Fluor là một ion trong tự nhiên, ion này hỗ trợ làm giảm nguy cơ sâu răng. Fluor thường ở trong nước tự nhiên, nhưng một số nhà cung cấp nước cũng cho thêm hoặc giảm lượng fluor cho vào trong nước uống một lượng đủ cho sức khỏe răng miệng.
Rất ít khi trẻ cần cung cấp thêm fluor. Chỉ nên bổ sung thêm fluor theo lời khuyên của nha sĩ, vì nha sĩ sẽ kê đơn chính xác liều lượng fluor phù hợp với tuổi trẻ và nguồn fluor mà trẻ nhận được từ các nguồn cung cấp khác. Một số trẻ sẽ cần thêm fluor theo dạng giọt hoặc viên mỗi 6 tháng. Các sản phẩm bổ sung fluor phải được dùng cẩn thận và giữ xa tầm tay trẻ em.
Nếu bổ sung quá nhiều fluor cho trẻ từ khi còn nhỏ thì răng vĩnh viễn của trẻ có nguy cơ gặp tình trạng nhiễm fluor, gây ra tổn thương và nhiễm màu răng. Đó là lý do tại sao việc ngăn trẻ không được nuốt kem chải răng là rất quan trọng, và tại sao trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng kem chải răng có hàm lượng fluor cao, vì trẻ sẽ mất một thời gian để học cách nhổ kem ra ngoài trong quá trình làm sạch răng.
CÁCH BẢO VỆ RĂNG CỦA TRẺ
Nguyên nhân chính gây sâu răng không phải là lượng đường trong chế độ ăn của trẻ em, mà là tần suất sử dụng đường hằng ngày.
Mỗi khi trẻ sử dụng đường, vi khuẩn trong miệng sẽ chuyển đường thành acid, acid này sẽ phá hủy bề mặt men răng. Sẽ phải mất vài giờ để răng trẻ có thể hồi phục được những tổn thương này sau khi sử dụng đường. Nếu trẻ có tần suất ăn đường thường xuyên trong ngày thì răng trẻ sẽ không có thời gian để tự hồi phục.
NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG
Chỉ cho trẻ ăn hay uống các thực phẩm có đường cùng với bữa ăn chính, như vậy sẽ có khoảng vài giờ giữa các bữa ăn chính có đồ ngọt.
Nếu bạn muốn cho trẻ ăn bữa phụ giữa các bữa ăn chính, hãy chọn các thực phẩm thơm ngon nhưng không có đường, như phomat, rau,...
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149