1. Sâu răng là bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không?
-Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn tấn công và phá huỷ khoáng làm mất mô cứng của răng. Theo thời gian, các vi khuẩn sẽ tạo trên răng các lỗ nhỏ và dần dần lan rộng ra. Tuy nhiên, tình trạng này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác kết hợp với nhau, chẳng hạn như mầm mống vi khuẩn có sẵn trong răng, thường xuyên ăn vặt, iys khi đánh răng ( hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách), ăn uống nhiều đồ ngọt,…
-Đối tượng mắc bệnh sâu răng bao gồm tất cả mọi người, từ trẻ em đến người già. Do đó, chúng ta không nên chủ quan và cần vệ sinh răng miệng đúng cách. Mỗi ngày nên đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối ( đối với người lớn và trẻ em từ 3 tuổi trở lên). Đặc biệt, cần phải đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn chính, để đánh bay vi khuẩn bám trên răng miệng.
-Thực tế, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Một số bệnh dễ mắc phải ở người bị sâu răng là đau răng, hôi miệng, mất răng,…Ngoài ra, các triệu chứng bệnh cũng gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng cuộ sống người bệnh. Một số bệnh dễ mắc phải ở người bị sâu răng là đau răng, hôi miệng, mất răng,…Ngoài ra, các triệu chứng bệnh cũng gây ra những ảnh hưởng về mặt tinh thần vì người bệnh thường thấy khó chịu, ăn không ngon, tự ti.
Sâu răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như thế nào?
-Nguyên nhân sâu răng là do vi khuẩn trong miệng, chủ yếu là Streptococcus Mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân huỷ thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu.
+Vi khuẩn, acid, mùn thức ăn trên bề mặt răng sẽ tạo thành một màng dính vào răng gọi là màng bám răng, màng này rất dính vag có ở tất cả các mặt răng đặc biệt là răng hàm, mảng bám răng không những gây sâu răng mà còn gây viêm lợi và viêm quanh răng.
+Mảng bám răng dần dần được khoáng hoá bởi các chất khoáng trong nước bọt và thức ăn tạo thành cao răng.
+Sau khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn càng có điều kiện bám vào, acid càng được tạo ra nhiều hơn, tổ chức cứng ( men răng và ngà răng) càng bị phá huỷ, lỗ sâu được mở rộng và tiến về phía tuỷ răng.
+Những người bị tụt lợi hở cổ răng và chân răng thì màng bám răng sẽ bám lên và bắt đầu quá trình phân huỷ thức ăn tạo acid trên bề mặt cổ răng và chân răng, mô cứng của răng bị ăn mòn tạo thành lỗ sâu.
-Người Việt Nam nói chung có thói quen dùng bàn chải cứng và chải ngang nên hay bị mòn cổ răng vvà chân răng làm lộ ngà chân răng, ngà chân răng bị hở rất dễ bị sâu răng.
Nguyên nhân nào dẫn đến sâu răng
Xem thêm:
-Tạo mảng bám: khi ăn uống những thức ăn có chứa hàm lượng đường, tinh bột nhiều nhưng răng không được làm sạch thường tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển. Tạo thành những mảng bám trên răng hoặc viền nướu, sau một thời gian chúng trở thành vôi răng. Lớp vôi răng này không chỉ cứng, khó đánh tan mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn náu phát triển.
+Mảng bám trên răng có chứa acid nên chúng có thể phá huỷ khoáng chất có trong men răng, trong khi đó lớp men này giúp răng được chắc khoẻ hơn. Khi lớp man răng bị tổn thương sẽ gây nên những lỗ hổng trên men răng. Xét theo tiến trình đây được xem là giai đoạn đầu tiên của quá trình sâu răng. Nếu không được can thiệp kịp thời thì vi khuẩn sẽ tấn công ngà răng, gây ra những triệu chứng đau đầu tiên ở người bệnh.
+Tình trạng bệnh phát triển khi các vi khuẩn ngày một tấn công răng miệng ngày một sâu hơn. Có thể chạm đến tuỷ nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh. Điều này khiến cho phần tuỷ của răng bị sưng lên và đau nhức, một số trường hợp bệnh nhân bị chèn ép dây thần kinh.
Nên phòng ngừa bệnh sâu răng như thế nào?
-Bệnh sâu răng để lại những ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác ngon khi ăn uống hay kể cả sự tự tin của mỗi người trong giao tiếp. Do đó, mọi người nên tự giác thực hiện nhưngc giải pháp nhằm giúp răng chắc khoẻ và đẩy lùi nguy cơ bị sâu răng.
-Vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp tránh sâu răng, dưới đây là một số lời khuyên để giúp ngừa sâu răng:
+Đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride sau khi ăn hoặc uống. Đánh răng ít nhất hai lần trong một ngày và lý tưởng nhất sau mỗi bữa ăn, sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride. Để làm sạch giữa răng cảu bạn, dùng chỉ nha khoa hoặc sử dụng bàn chải kẽ.
+Nếu nha sĩ cảm thấy có nguy cơ sâu răng cao, họ có thể khuyên bạn nên sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride.
+Khám định kỳ, làm sạch răng chuyên nghiệp và kiểm tra răng miệng thường xuyên, có thể giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng hoặc phát hiện sớm.
+Trám răng là phương pháp được sử dụng để khôi phục lại những chiếc răng đã bị hư hỏng do sâu răng gây nên, đem lại chức năng bình thường như răng tự nhiên. Để thực hiện việc trám răng, đầu tiên người bệnh sẽ được nha sĩ loại bỏ các chất liệu gây sâu răng, làm sạch vùng bị ảnh hưởng, sau đó sẽ dùng chất chuyên dụng lấp kín vùng khoảng trống. Bằng cách đó sẽ ngăn cản được sự xâm nhập của vi khuẩn trên bề mặt răng. Trám răng giúp cải thiện tình trạng sâu răng, đưa răng trở về tình trạng ban đầu, hạn chế sâu răng quay lại. Phương pháp này không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng cũng như hàm mặt, bởi không cần mài cùi hay chụp răng.
+Uống ít nước máy: Hầu hết các nguồn cung cấp nước công cộng đã bổ sung Fluoride, có thể giup giảm sâu răng đáng kể. Nếu chỉ uống nước đóng chai không chứa fluoride sẽ bỏ qua các lợi ích của fluoride.
+Tránh ăn vặt thường xuyên: Bất cứ khi nào ăn hoặc uống đồ uống không phải là nước, thì sẽ giúp vi khuẩn miệng tạo ra acid có thể phá huỷ men răng. Nếu ăn nhẹ hoặc uống nước có gas thường xuyên thì răng sẽ bị tấn công liên tục.
+Ăn thực phẩm tốt cho răng: Một số thực phẩm và đồ uống tốt cho răng hơn những loại khác. Tránh thực phẩm bị mắc kẹt trong các rãnh và hố răng trong thời gian dài hoặc đánh răng ngay sau khi ăn. Tuy nhiên, thực phẩm như trái cây và rau quả tươi làm tăng lưu lượng nước bọt và cà phê không đường, trà và kẹo cao su không đường giúp rửa trôi các mảng bám thức ăn.