Đã bao giờ bạn tự hỏi: Mảng bám trên răng thật sự là gì?
Mảng bám răng, hay còn là mảng bám vi khuẩn, được gọi với cái tên khoa học là mảng bám sinh học. Đây là một lớp màng dính, mềm, được hình thành trên bề mặt răng. Mảng bám là màng sinh học có tính dính cao, màu sắc thay đổi từ không màu cho đến vàng nhạt. Chúng được hình thành thường xuyên trên bề mặt răng. Khi nước bọt, thức ăn và dịch miệng kết hợp với nhau, chúng tạo ra môi trường để cho vi khuẩn từ khắp bề mặt miệng tập trung tạo nên một hệ thống sinh học.
Vị trí thường gặp mảng bám nhiều nhất là vùng cổ răng – nơi tiếp giáp giữa nướu và răng. Mảng bám răng chứa vi khuẩn có khả năng sản sinh ra axit. Đây chính là yếu tố tấn công men răng và phá hủy nướu. Nếu không được điều trị, việc phá hủy sẽ xảy ra liên tục và trở thành vĩnh viễn. Vi khuẩn trong mảng bám hoạt động và phát triển là nhờ nguồn chất từ thức ăn hằng ngày. Nếu vi khuẩn trong mảng bám không được loại bỏ bằng việc chải răng, chúng có thể tích tụ tạo nên vôi răng, gây sâu răng và các bệnh về nướu.
Vôi răng hình thành do đâu?
>>>>> VÔI RĂNG VÀ TÁC HẠI CỦA VÔI RĂNG ĐẾN RĂNG MIỆNG
Theo thời gian, nếu mảng bám không được loại bỏ thường xuyên, các khoáng chất từ nước bọt tích tụ trong mảng bám sinh học khiến chúng cứng dần trong 24 – 72 giờ. Lúc này, mảng bám sinh học đã chuyển thành vôi răng. Trong khi chúng ta có thể tự loại bỏ mảng bám tại nhà, thì vôi răng chỉ loại bỏ được nhờ các nha sĩ.
Bạn có biết đến 68% người lớn đều có vôi răng? Vôi răng, hay còn gọi là cao răng, có màu sắc từ vàng đến nâu được hình thành trên bề mặt răng từ mảng bám sinh học. Vì vôi răng bám rất chắc với bề mặt men răng, nên nó chỉ có thể được loại bỏ nhờ các dụng cụ nha khoa. Nguy cơ tích tụ vôi răng càng cao khi: mang mắc cài, răng chen chúc, khô miệng, hút thuốc hay tuổi cao. Khả năng tích tụ vôi răng cũng thay đổi ở mỗi người. Đối với nhiều người, tốc độ tích tụ vôi răng tăng dần theo tuổi.
Khi nước bọt, thức ăn, dịch miệng kết hợp sẽ tạo ra môi trường cho vi khuẩn tích tụ và phát triển. Chúng thường tập trung ở vùng cổ răng, sát đường viền nướu. Các loại thức ăn phổ biến giúp hình thành và phát triển mảng bám gồm: thức ăn có chứa carbohydrate, các loại đường đơn như sucrose và tinh bột. Các thành phần này được tìm thấy nhiều trong nước ngọt và kẹo.
Sử dụng các thực phẩm có lượng đường cao như bánh ngọt, các loại đồ ngọt và trái cây cũng làm gia tăng lượng vi khuẩn trong mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám sẽ dẫn đến viêm nướu, sâu răng và các bệnh nha chu trầm trọng hơn. Điều quan trọng là chúng ta phải biết cách điều trị và phòng ngừa mảng bám để ngăn các bệnh lý này.
Dịch vụ lấy vôi răng uy tín
>>>>>> NHA CHU LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH?
Các yếu tố quyết định cạo vôi răng có đau không:
- Tình trạng sức khỏe răng miệng của Khách hàng:
Nếu khách hàng đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.
- Mức độ vôi răng:
Cao răng ở thân răng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, việc lấy cao răng diễn ra nhanh chóng khoảng 15 – 30 phút, không gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Trường hợp vôi răng lắng đọng, bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng, lấy vôi răng có thể ê buốt nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày cũng như không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.
- Kỹ thuật lấy vôi răng:
Nếu như trước đây bác sĩ nha khoa thường sử dụng bộ dụng cụ lấy cao răng cầm tay hoặc máy thổi cát để loại bỏ vôi răng thì hiện nay dụng cụ cạo cao răng bằng sóng siêu âm (máy siêu âm) được ưa chuộng hơn. Đây kỹ thuật lấy vôi răng hiện đại giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt cho Khách hàng cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Bởi, sóng siêu âm an toàn tuyệt đối với cơ thể, loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không xâm lấn răng và nướu.
Lấy vôi răng giá rẻ
>>>>>> NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CẠO VÔI RĂNG VÀ ĐÁNH BÓNG RĂNG
Sau khi lấy cao răng, mô nướu và men răng rất nhạy cảm vì vậy nếu không chăm sóc đúng cách, răng miệng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tích tụ lại mảng bám. Một số lưu ý trong chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng như:
Cạo vôi răng có đau không phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật và các thao tác lấy cao răng của bác sĩ. Vì vậy, để hạn chế tình trạng ê buốt, bạn chỉ nên lựa chọn các phòng khám nha khoa, trung tâm nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại.