Sâu răng là bệnh gì?? Triệu chứng sâu răng thường gặp là gì?? Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng??? Địa điểm điều trị sâu răng uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM
ĐIỀU TRỊ TRIỆT ĐỂ SÂU RĂNG TÁI PHÁT
Sâu răng là bệnh gì???
Sâu răng là tình trạng có các lỗ hỏng ở răng, đây là kết quả do hoạt động của vi khuẩn. Bệnh sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất thế giới. Nếu bệnh sâu răng không được điều trị, lỗ sâu sẽ lớn dần và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn trong răng. Bệnh sâu răng có thể dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và gãy răng.
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SÂU RĂNG LÀ GÌ??
Các triệu chứng thường gặp của bệnh sâu răng bao gồm:
- Đau răng
- Răng nhạy cảm
- Đau nhẹ hoặc buốt cả răng khi ăn hoặc uống đồ ngọt, nóng hay lạnh
- Lỗ sâu có thể thấy được hoặc những cái hố lõm trong răng
- Bề mặt của răng (cả trong lẫn ngoài) ngã màu nâu, đen hoặc trắng
- Đau khi cắn
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
KHI NÀO BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ??
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
- Sốt
- Đau răng dữ dội
- Hôi miệng.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH SÂU RĂNG??
Sâu răng là kết quả của hai yếu tố chính: Vi khuẩn trong miệng và lượng đường cao trong thức ăn. Vi khuẩn hiện diện trong miệng là một điều bình thường. Sự kết hợp của vi khuẩn, mảnh thức ăn và nước bọt tạo thành các mảng bám. Thức ăn chứa càng nhiều đường thì mảng bám càng dính. Theo thời gian, sâu răng hình thành khi mà vi khuẩn trong mảng bám và cao răng chuyển hóa đường thành axit. Các axit trong mảng bám loại bỏ các khoáng chất có trong lớp men cứng phủ bên ngoài răng. Sự xói mòn dần dần này tạo ra lỗ nhỏ liti hoặc khoảng trống trong men răng.
NGUY CƠ MẮC PHẢI
NHỮNG AI THƯỜNG MẮC PHẢI BỆNH SÂU RĂNG?
Sâu răng là một căn bệnh rất phổ biến và thường ảnh hưởng đến trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Bạn có thể được kiểm soát bệnh sâu răng bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.
NHỮNG YẾU TỐ NÀO LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH SÂU RĂNG??
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng, chẳng hạn như:
- Chăm sóc răng không tốt. Bạn không đánh răng, xỉa răng hoặc làm sạch răng mỗi ngày để loại bỏ mảng bám
- Một số carbohydrate, bao gồm nước trái cây, soda, tráng miệng, kẹo cứng, và bánh quy có thể gây sâu răng.
- Thực phầm và đồ uống có tính axit làm tăng nguy cơ sâu răng, bao gồm: Chanh, nước ngọt, đồ uống thể thao và nước trái cây.
- Trào ngược dạ dày, điều này làm cho axit dạ dày tiếp xúc với răng, có thể gây sâu răng
- Thiếu florua: Florua là một khoáng chất tự nhiên giúp ngăn ngừa sâu răng và thậm chí có thể đảo ngược những giai đoạn sớm nhất của tổn thương răng.
- Ít nước bọt trong miệng: Nước bọt giúp làm sạch mẫu thức ăn trong răng và làm giảm vi khuẩn gây sâu răng.
ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
NHỮNG KỸ THUẬT Y TẾ NÀO DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH SÂU RĂNG?
Để chẩn đoán sâu răng, nha sĩ sẽ:
- Hỏi bạn một số câu hỏi về bệnh sử sâu răng, cường độ đau của bệnh
- Sử dụng một vật dụng nhọn và một chiếc gương nhỏ để kiểm tra răng của bạn.
- Quan sát ảnh chụp tia X của bộ răng và chỉ ra răng nào bị sâu và mức độ sâu răng đến đâu.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG??
Điều trị sâu răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phương án điều trị bao gồm:
- Điều trị bằng florua: Florua được sử dụng khi bắt đầu điều trị, có thể giúp phục hồi men răng
- Trám: Trám răng, đôi khi được gọi là phục hồi răng, là phương pháp điều trị chủ yếu khi sâu răng đã tiến triển qua các giai đoạn men răng bị xói mòn nhưng trong giai đoạn còn sớm.
- Làm mão răng: Nếu bạn có lỗ sâu rộng hoặc răng bị yếu đi, bạn có thể cần một mão răng để bọc lấy răng bị sâu
- Nạo tủy: Khi sâu răng lan đến các thành phần bên trong răng (tủy răng), bạn có thể phải nạo tủy.
- Nhổ răng: Răng buộc phải được nhổ bỏ khi bị hư hại quá nặng.
SÂU RĂNG HÀM - CÁCH CHỮA SÂU RĂNG HÀM HẾT ĐAU NHỨC, KHÔNG TÁI PHÁT
Sâu răng hàm nói riêng và sâu răng nói chung là bệnh lý răng miệng phổ biến đối với nhiều người. Không phải tự nhiên mà số người bị sâu răng ngày càng tăng lên, chính những thói quen hằng ngày tưởng chừng như vô hại lại khiến răng bạn trở nên tồi tệ hơn. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân sâu răng hàm và cách chữa trị triệt để chứng bệnh đáng ghét này nhé!!!
NGUYÊN NHÂN SÂU RĂNG HÀM LÀ GÌ??
Sâu răng hàm có nguyên nhân phần lớn là do những thói quen sinh hoạt hằng ngày của mỗi người. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau: Răng yếu, thói quen ăn uống, sinh hoạt, do vệ sinh răng miệng không đảm bảo..
CÁCH CHỮA SÂU RĂNG HÀM ĐƠN GIẢN NGAY TẠI NHÀ.
Cách chữa sâu răng hàm đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà nhằm giải quyết các cơn đau do bệnh này gây nên. Tuy nhiên, đây chỉ là cách thức có hiệu quả tạm thời, hoàn toàn không phải giải quyết tận gốc được sâu răng hàm. Bạn có thể áp dụng các cách này khi chưa có điều kiện đi gặp nha sĩ.
Có thể sử dụng một số thực phẩm dễ kiếm như: Chanh tươi, rễ lá lốt, gừng, tỏi.. Bạn chỉ cần dùng một trong số các thực phẩm kia giã nát cùng với một ít muối, sau đó cắn trực tiếp lên răng hay dùng tăm bông để chấm lên chỗ sâu. Ngoài ra bạn có thể súc miệng hằng ngày bằng nước muối ấm.
CÁCH CHỮA SÂU RĂNG HÀM HIỆU QUẢ CAO
Cách chữa sâu răng hàm hiệu quả cao chính là sự can thiệp của bác sĩ và các kỹ thuật nha khoa. Tùy vào từng trường hợp mà áp dụng các biện pháp khác nhau:
- Nếu răng sâu nhẹ: Cách tốt nhất là tái khoáng và bổ sung Flour cho răng. Dùng keo Flour bôi và chỗ răng sâu để kích thích sự tái khoáng hóa, cộng với các chất có sẵn trong cấu trúc răng để làm cho men răng bền chắc, khỏe hơn để chống chọi với vi khuẩn.
Tái khoáng được thực hiện bằng cách sử dụng dung dịch có chứa calcium, phosphate, flourine bôi vào chỗ răng bị sâu để ngăn chặn sự phát triển của các vùng răng chuẩn bị sâu.
Nạo sạch mô răng bị bệnh sau đó phục hình bằng hàn trám răng: Đây được coi là cách phổ biến nhất khi điều trị sâu răng hàm tại các cơ sở nha khoa.
- Trước khi hàn trám răng, bác sĩ phải nạo sạch phần mô răng bị bệnh, sát khuẩn thật kỹ để ngăn chặn vi khuẩn quay trở lại. Sau đó là sử dụng vật liệu hàn trám để lấp đầy khoảng trống trên răng vừa được làm sạch. Chỉ khoảng 10 - 15 phút bác sĩ thực hiện là bạn có thể ra về với chiếc răng đã được làm sạch vết sâu và khôi phục hình thể.
- Khi lỗ răng sâu nhỏ, có thể áp dụng trám trực tiếp nhưng khi răng bị mất một phần lớn mô răng thì phải áp dụng trám gián tiếp bằng phương pháp Inlay/Onlay. Với cách trám này hiệu quả đạt được cao nhất và bền vững lâu dài.
- Nhược điểm duy nhất của hàn răng là độ bền không cao và nếu vết hàn bị bong tróc thì răng có nguy cơ sâu trở lại.
LÀM SAO ĐỂ HÀN TRÁM RĂNG HÀM BỊ SÂU HIỆU QUẢ??
Cách tốt nhất để khắc phục độ bền của vết trám là trám răng tại một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng. Bạn có thể tham khảo nha khoa cho sự lựa chọn này.
Các bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm sẽ thực hiện đúng các giai đoạn hàn răng theo chuẩn quốc tế, vết trám sau khi hoàn thành sẽ có tính thẩm mỹ cao, không bị lộ, không bị co rúm, bong tróc mà bền bỉ lâu dài, có thể từ 3 - 5 năm, thậm chí là lâu hơn.
Hệ thống cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư với các máy móc hiện đại, phòng điều trị thoáng mát, sạch sẽ giúp cho bệnh nhân thoái mái hơn.
Hệ thống cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư với các máy móc hiện đại, phòng điều trị thoáng mát, sạch sẽ giúp cho bệnh nhân thoải mái hơn.
SÂU RĂNG HÀM CÓ NÊN ĐI NHỔ HAY KHÔNG
Sâu răng hàm rất dễ xảy ra nếu bạn chăm sóc răng miệng không kĩ vì nó thường xuyên tiếp xúc với thức ăn. Khi bạn vừa phát hiện ra tình trạng này cần điều trị sớm để tránh bệnh trở nên nặng hơn và khó khắc phục.
NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG Ỏ NHIỀU NGƯỜI.
Răng hàm là răng có chức năng nhai chính nên tiếp xúc nhiều với thức ăn. Chúng nằm ở bên trong, có các rãnh lõm ở bề mặt nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công men răng. Vì thế, nhiều người thường bị sâu răng hàm.
Vì những chiếc răng hàm này nằm ở bên trong nên chúng ta rất khó phát hiện từ sớm. Khi chúng ta nhìn thấy chúng bị sâu hoặc khi ăn bị đau nhức mới để ý thì răng đã bị sâu khá nặng.
Sâu răng hàm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Với vai trò nhai thức ăn, khi răng bị sâu bạn sẽ cảm thấy thức ăn bị vướng víu, khó chịu trong miệng. Nếu lớp men răng bị mất quá nhiều thì lực nhai ở chiếc răng đó giảm đi, bạn không thể ăn các món dai và cứng. Ngoài ra, thỉnh thoảng răng bị đau nhức, ê buốt kéo dài.
Trong trường hợp bạn cảm thấy đau nhức đồng nghĩa mức độ sâu răng đã đến giai đoạn nghiêm trọng, hình thành dịch mủ và gây nên các cơn đau cấp như áp - xe, viêm tủy, viêm mô tế bào, răng sâu bị lung lay... Nếu để răng sâu lâu ngày khong nhổ và kịp thời chữa trị thì vi khuẩn sẽ dần dần ăn sâu vào đến tủy răng và phần xương bên dưới rồi lây sang các răng kế bên. Mất răng là điều khó tránh khỏi, tiêu xương,... Gây ra các biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Vì vậy, khi có những triệu chứng nghi bị sâu răng hàm bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, không nên kéo dài tình trạng đau nhức này.
RĂNG HÀM BỊ SÂU CÓ NÊN NHỔ KHÔNG??
Ngày nay, với sự phát triển của ngành nha khoa, răng sâu không những được điều trị dứt điểm mà còn có phương pháp giúp phục hồi răng. Răng bị sâu vẫn có thể được bảo tồn bằng các giải pháp như hàn, trám, bọc răng sứ nếu được can thiệp và xử lý kịp thời.
Trong trường hợp cần phải nhổ răng hàm phải được bác sĩ khám và chỉ định. Chỉ khi răng hàm bị sâu không thể điều trị được nữa bác sĩ mới khuyên bệnh nhân nhổ răng. Vì nếu nhổ răng hàm, việc mất răng sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai. Hàm còn lại phải chịu lực nhai nhiều hơn gây đau nhức cơ, khớp thái dương hàm. Để khôi phục chức năng nhai, bệnh nhân phải tiến hành trồng răng giả.
RĂNG HÀM BỊ SÂU NẶNG VÀ NHỮNG ĐIỀU MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA
Sau một thời gian không được điều trị, sâu răng hàm sẽ chuyển nặng với những triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bằng việc quan sát những dấu hiệu ban đầu, bạn có thể nhận biết được tình trạng răng hàm bị sâu nặng của mình và nhanh chóng điều trị với giải pháp tốt nhất.
NHỮNG DẤU HIỆU KHI RĂNG HÀM BỊ SÂU NẶNG
Thông thường, răng hàm bị sâu nặng có thể diễn ra ở nhiều vị trí: Răng hàm trên, răng hàm dưới hoặc cùng một lúc tại nhiều răng. Tình trạng này có thể dễ dàng nhận biết thông qua những dấu hiệu khá đơn giản:
- Những cơn đau liên tục. Khi bị sâu răng hàm nặng, cấu trúc răng - đặc biệt là phần tủy răng
- bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến răng dễ dàng kích ứng trước những tác động từ bên
ngoài. Thậm chí, khi tủy bị viêm và hoạt tử, những cơn đau này có thể xảy ra thường xuyên ngay cả khi răng không gặp phải bất kì kích ứng nào.
- Sự xuất hiện của những lỗ đen nhỏ. Bạn có thể dễ dàng quan sát được các lỗ đen này khi răng hàm dưới bị sâu nặng. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân chủ quan và không có giải pháp điều trị kịp thời, các lỗ đen này lan rộng và phá hủy toàn bộ cấu trúc răng, khiến răng không còn khả năng bảo tồn.
- Không xác định được vị trí răng đau cụ thể. Khi răng hàm bị sâu nặng, các vết sâu sẽ lan dần và hệ thống dây thần kinh bị ảnh hưởng, gây nên những cơn đau lan rộng, có thể buốt đến tận óc.
QUÁ TRÌNH DẪN ĐẾN RĂNG HÀM BỊ SÂU NẶNG
Nhìn chung, những dấu hiệu đã nêu trên đều là dấu hiệu khi răng hàm đã bước vào giai đoạn sâu nghiêm trọng. Trên thực tế, bạn có thể phát hiện một cách nhanh chóng sự tồn tại và phát triển của sâu răng dựa trên những triệu chứng ngay từ ban đầu:
- Sâu răng ở giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này, vi khuẩn gây sâu răng vừa được hình thành và trên răng bắt đầu xuẩ hiện các đốm trắng. Các cơn đau hầu như chưa xuất hiện.
- Sâu răng giai đoạn 2: Ở giai đoạn kế tiếp, các lỗ đen nhỏ dần xuất hiện. Răng dần bước vào thời kỳ sâu nặng. Cấu trúc răng bị tổn hại, men răng và ngà răng bị phá hủy. Các cơn đau nhức, ê buốt bắt đầu xuất hiện khi có kích thích từ bên ngoài.
- Sâu răng giai đoạn 3: Khi các lỗ đen có dấu hiệu lan rộng dần nghĩa là người bệnh đã rơi vào trường hợp răng hàm bị sâu nặng. Những cơn đau nhức sẽ diễn ra với tần suất lớn hơn, ngay cả khi răng không gặp phải bất kì kích thích nào. Đây cũng là thời kì mà tủy răng bị ảnh hưởng gây nên tình trạng viêm tủy, chết tủy và hoại tử, đồng thời răng dễ mẻ, vỡ và khó có khả năng bảo tồn.
GIẢI PHÁP NÀO CHO TÌNH TRẠNG RĂNG HÀM BỊ SÂU NẶNG??
Có thể thấy, khi răng hàm bị sâu nặng, cấu trúc của răng đã bị phá hủy và xâm lấn sâu đến tủy. Tủy răng rơi vào tình trạng viêm cấp tính, thậm chí chết tủy và trở thành nguyên nhân chính gây nên những cơn đau buốt đến tận óc, diễn ra thường xuyên.
Chính vì vậy, đối với những bệnh nhân đã rơi vào trường hợp này, các chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên áp dụng giải pháp lấy tủy để điều trị tình trạng mà mình gặp phải. Theo đó, người bệnh sẽ được mở ống tủy, nạo sạch các vết sâu, mô bệnh cũng như phần tủy chết và chèn gutta - percha vào ống tủy.
Sau đó, tùy vào mức độ tổn thương của răng, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ hoặc trám răng để khôi phục răng về nguyên trạng ban đầu. Tuy nhiên, trám răng vẫn là giải pháp được khuyến khích thực hiện bởi không phải mài răng và được tiến hành tương đối đơn giản, tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí cho bệnh nhân.
Răng hàm bị sâu nặng: Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, ngay khi gặp phải những dấu hiệu cùa tình trạng này, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để điều trị với kết quả tốt nhất, bảo vệ sức khỏe bản thân.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366