Hậu quả của bệnh sâu răng như thế nào?? Nguyên nhân nào gây ra bệnh sâu răng?? Địa điểm điều trị bệnh sâu răng an toàn, hiệu quả, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM
SÂU RĂNG VÀ NHỮNG THÔNG TIN BẠN CẦN NẮM RÕ
Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng cực kỳ phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là ở trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách. Bệnh do vi khuẩn hình thành trong khoang miệng và tấn công răng, gây nên những tổn thương trên bề mặt răng. Sâu răng gây đau nhức răng, hôi miệng, mất thẩm mỹ làm ăn uống khó, giảm tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt.
SÂU RĂNG LÀ BỆNH GÌ?
Sâu răng là tình trạng có các lỗ hổng ở răng, đây là kết quả do hoạt động của vi khuẩn. Bệnh sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất thế giới. Nếu bệnh sâu răng không được điều trị, lỗ sâu sẽ lớn dần và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn trong răng. Bệnh sâu răng có thể dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và gãy răng.
SÂU RĂNG BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương. Vì đây là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng. Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn nóng giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ sâu bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào lớp sâu của răng làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, mức độ đau tăng thì có thể tủy răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SÂU RĂNG LÀ GÌ?
Các triệu chứng thường gặp của bệnh sâu răng bao gồm:
- Đau răng
- Răng nhạy cảm
- Đau nhẹ hoặc buốt cả răng khi ăn hoặc uống đồ ngọt, nóng hay lạnh
- Lỗ sâu có thể thấy được hoặc những cái hố lõm trong răng
- Bề mặt của răng (cả trong lẫn ngoài) ngã màu nâu, đen hoặc trắng
- Đau khi cắn
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
KHI NÀO BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
- Sốt
- Đau răng dữ dội
- Hôi miệng
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH SÂU RĂNG?
Sâu răng là kết quả của hai yếu tố chính: Vi khuẩn trong miệng và lượng đường cao trong thức ăn. Vi khuẩn hiện diện trong miệng là một điều bình thường. Sự kết hợp của vi khuẩn, mảnh thức ăn và nước bọt tạo thành các mảng bám. Thức ăn chứa càng nhiều đường thì mảng bám càng dính. Theo thời gian, sâu răng hình thành khi mà vi khuẩn trong mảng bám và cao răng chuyển hóa đường thành axit. Các axit trong mảng bám loại bỏ các khoáng chất có trong lớp men cứng phủ bên ngoài răng. Sự xói mòn dần dần này tạo ra lỗ nhỏ li ti hoặc khoảng trống trong men răng.
NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG
Sâu răng là do một số loại vi khuẩn gây ra, đó là Lactobacillus, Streptococcus và Actinomyces. Các vi khuẩn này chuyển hóa các loại đường surose, fructose và glucose thành acid, gây tổn thương cho răng. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến răng bị sâu như sau:
KHÔNG ĐÁNH RĂNG
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sâu răng. Răng cần phải được làm sạch thường xuyên hàng ngày nhất là sau khi ăn uống. Nếu không đánh răng đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể gây nên những biến chứng nặng nề.
VỆ SINH RĂNG MIỆNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH
Đánh răng thường xuyên là một trong những biện pháp bảo vệ răng miệng. Tuy nhiên, đánh răng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập, mà còn có thể gây tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi nướu.
ĂN THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG DỄ GÂY SÂU RĂNG
Một số loại thực phẩm ngọt như sữa, đường, socola, bánh cookies, mật ong, kem, kẹo cứng.. là những thực phẩm ưa thích của vi khuẩn. Chúng sẽ làm lên men và biến các loại đường này thành axit bám vào răng. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, lâu dài sẽ dẫn đến sâu răng.
Ngũ cốc dễ dàng bám vào răng trong thời gian dài, do đó chúng cũng có nhiều khả năng gây sâu răng hơn các loại thực phẩm dễ bị cuốn trôi bởi nước bọt.
THƯỜNG XUYÊN ĂN VẶT HAY NHÂM NHI
Nếu thường xuyên uống nước ngọt hay ăn nhẹ, axit có nhiều thời gian hơn để tấn công răng. Đây cũng là lý do vì sao cha mẹ được khuyến khích không để cho trẻ sơ sinh dùng bình chứa đầy sữa, nước trái cây hoặc các chất lỏng có chứa đường trước khi đi ngủ. Những thành phần khoáng chất có trong nước giải khát sẽ ứ đọng lại trên răng, gây ra xói mòn.
THIẾU NƯỚC
Nước bọt đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng, nó rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Các thành phần khoáng chất có trong nước bọt giúp chữa sâu răng sớm, hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa các chất axit gây hại. Thiếu nước dẫn đến tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt dễ dẫn đến tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt dễ dẫn đến sâu răng.
HÀM RĂNG THÔ HOẶC YẾU
Qua thời gian, răng sẽ trở nên yếu và có dấu hiệu nứt, vỡ, các cạnh trở nên thô ráp. Điều này khiến vi khuẩn dễ bám vào bề mặt răng, hình thành mảng bám khó loại bỏ.
DO LÂY TRUYỀN
Vi khuẩn có thể truyền từ người này qua người khác bằng cách dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt hoặc nôn. Nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên vi khuẩn có thể truyền qua đường miệng gây sâu răng.
RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Ăn nhiều và biếng ăn sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển. Người bị rối loạn tiêu hóa hay có những thói quen ăn uống thất thường khiến cho việc bảo vệ răng miệng càng khó khăn hơn.
TỤT NƯỚU
Tụt nướu (lợi) hay gặp ở người bị viêm nha chu hay người già. Khi nướu kéo ra khỏi hàm răng, mảng bám hình thành trên rễ của răng. Răng gốc tự nhiên được bao phủ bởi lớp cementum, các ngà răng sẽ trở thành mục tiêu của vi khuẩn và có thể bị mục nát, dẫn đến sâu răng gốc.
DIỄN TIẾN CỦA SÂU RĂNG
Tùy vào cơ địa mỗi người cũng như chế độ dinh dưỡng hằng ngày tốc độ phát triển bệnh sâu răng của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, diễn biến của bệnh sẽ luôn đi theo một trình tự từ men răng đến ngà răng. Cụ thể như sau:
SÂU RĂNG ĐỘ 1: PHÁ HỦY MEN RĂNG
Acid tấn công men răng, trên bề mặt răng bắt đầu đốm trắng sau đó chuyển thành màu đen. Ở giai đoạn này sâu răng chưa gây đau, nhức. Vì vậy nếu không khám răng định kỳ, rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn này.
SÂU RĂNG ĐỘ 2: TẤN CÔNG NGÀ RĂNG
Sau khi phá hủy lớp men răng, sâu răng tiếp tục tấn công lớp ngà răng. Sâu răng ăn và ngà răng sẽ gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn thức ăn lạnh hoặc chua.
SÂU RĂNG ĐỘ 3: GÂY VIÊM TỦY
Sâu răng tấn công vào tủy sẽ gây viêm tủy. Lúc này bệnh đã trở nặng và sẽ gây đau nhức dữ dội. Đau nhức, ê buốt ngay cả khi không có tác nhân tác động.
SÂU RĂNG ĐỘ 4: CHẾT TỦY
Răng bị sâu gây viêm tủy, nếu không sớm điều trị tủy có thể răng sẽ bị chết tủy, nhiễm trùng lan vào xương, gây áp xe răng, viêm mô tế bào, viêm xương hàm...
HẬU QUẢ CỦA BỆNH SÂU RĂNG
- Gây đau nhức khó chịu, hôi miệng ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ hàm răng, mất hẳn tự tin trong giao tiếp. Đối với trẻ nhỏ có thể khiến bé trầm cảm và tự ti.
- Nếu không điều trị sớm, sâu răng ăn sâu vào tủy gây viêm tủy, gây hoại tử tủy, dẫn đến áp xe răng, viêm xương ổ răng, để điều trị đôi khi bắt buộc phải nhổ răng. Thậm chí nếu vi khuẩn tấn công vào máu, gây nhiễm trùng huyết, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Trường hợp răng bị sâu bắt buộc phải nhổ, sẽ làm tốn nhiều chi phí để phục hình răng giả. Đối với trẻ em, nếu nhổ răng sữa đến quá sớm, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn sau này.
- Sâu răng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Với phụ nữ trong giai đoạn mang thai, nếu bị sâu răng sẽ có nguy cơ sinh non ở tuần thứ 35 và đứa trẻ sinh ra thường có hệ miễn dịch, sức đề kháng kém.
ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG NHƯ THẾ NÀO?
Đối với sâu men: Nếu phát hiện thấy tổn thương sâu men thì chỉ cần bôi gel Fluor 10% sau một thời gian liên tục 5 - 6 tháng, tổn thương sẽ được khôi phục hoàn toàn.
Sâu ngà: Phải loại bỏ hoàn toàn yếu tố kích thích, vi khuẩn. Sau đó hàn lỗ sâu lại bằng các loại vật liệu hàn khác nhau.
PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG
HẠN CHẾ ĂN ĐỒ NGỌT
Đồ ngọt là nguyên nhân rất lớn dẫn đến sâu răng, nhất là ăn vào ban đêm. Vì vậy, hãy hạn chế ăn các loại kẹo, sữa, đồ ăn có đường trước khi đi ngủ để bệnh sâu răng không có cơ hội phát triển.
ĐÁNH RĂNG ÍT NHẤT 2 LẦN/NGÀY
Đánh răng 2 lần/ ngày là điều quan trọng sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng gây ra bởi những vi khuẩn có trên bề mặt răng.
+ Sau khi ăn nên đánh răng ngay để tránh sự hình thành và phát triển của vi khuẩn
+ Sử dụng kem đánh răng có thành phần fluoride.
SỬ DỤNG CHỈ NHA KHOA
Chỉ nha khoa giúp lấy sạch những mảng bám thức ăn còn xót lại trong kẽ răng mà bàn chải đánh răng thông thường không thể làm sạch được.
Tốt nhất nên dùng chỉ nha khoa 1 lần/ ngày và buổi tối sau khi ăn, chỉ nha khoa giúp phòng ngừa bị sâu răng rất hiệu quả với khả năng làm sạch thức ăn thừa trong răng giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của vi khuẩn.
SỬ DỤNG NƯỚC SÚC MIỆNG SAU KHI ĐÁNH RĂNG
Thường xuyên sử dụng nước súc miệng có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ những mảng bám, ngăn chặn các vấn đề phát sinh về nướu. Nước súc miệng còn làm cho hơi thở được thơm mát hơn.
KIỂM TRA RĂNG MIỆNG THEO ĐỊNH KÌ
Gặp nha sĩ theo định kỳ 2 lần/ năm là điều cần thiế để giúp ngăn ngừa và phát triển sâu răng. Điều này sẽ giúp hạn chế được sự hình thành bệnh ở mức độ nặng.
Nếu phát hiện sâu răng nha sĩ sẽ nhanh chóng có những cách điều trị hiệu quả để không làm ảnh hưởng đến tủy răng. Vì khi tủy bị ảnh hưởng thì điều trị hết sức khó khăn và gây ảnh hưởng lớn cuộc sống sinh hoạt.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366