Mọc răng khôn có ý nghĩa gì không? Những biểu hiện của mọc răng khôn dễ nhận biết?? Địa điểm nhổ răng khôn an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM
RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BẠN CẦN BIẾT RÕ
Là chiếc răng hiếm hoi trên cung hàm được gán cho cái tên đặc biệt, vậy liệu mọc răng khôn có ý nghĩa gì không? Nhiều người quan niệm, không phải tự nhiên mà răng khôn mọc lên. Hàm răng đủ phải có 32 răng. Trong đó có 4 răng khôn. Tuy nhiên, các nha sĩ thì cho rằng răng khôn nếu có nguy cơ gây ra những biến chứng thì không cần thiết đối với bộ nhá. Nghĩa là không nhất thiết phải có đủ 32 răng.
NHỮNG BIẾN CHỨNG KHI MỌC RĂNG KHÔN
Cùng với câu hỏi mọc răng khôn có ý nghĩa gì, chúng tôi cũng đưa ra một số biến chứng khi mọc răng khôn gây ra để bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mọc răng khôn:
- Viêm nướu, lợi trùm: Răng khôn khi mọc lệch thường gây nhồi nhét thức ăn vì chúng nằm trong cùng nên rất khó vệ sinh, lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nhiễm, sưng đỏ, viêm lợi trùm và sau đó là tạo mủ áp xe. Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày sẽ phá hủy xương xung quanh răng, nhiễm trùng...
- Sâu răng các răng kế bên: Giữa kẽ răng số 7 và răng khôn thường thức ăn sẽ dắt và khó làm sạch bằng bàn chải thông thường, kết quả là răng số 7 bị sâu. Bạn cần phải chú ý và quan tâm đến răng cối số 7 vì đây là răng hàm ăn nhai chính.
- Các răng trên cung hàm có xu hướng mọc lệch lạc, chen chúc: Nếu bạn không sớm điều trị thì các răng khác nhất là răng cửa sẽ sớm lệch lạc và chen chúc nhìn không thẩm mỹ, lúc này thì bạn phải tốn thời gian và tiền bạc để chỉnh sữa.
BIỂU HIỆN CỦA MỌC RĂNG KHÔN
Biểu hiện của mọc răng khôn thường dễ nhận thấy qua những dấu hiệu đặc trưng sau, cụ thể:
VỀ VỊ TRÍ RĂNG
Răng khôn thường mọc tại vị trí trong cùng của hàm răng, ngay cạnh răng cối lớn nhất. Khoảng trống cạnh răng cối lớn này có thể lớn nhỏ khác nhau và còn tùy thuộc vào chiều dài cung, kích cỡ của các răng còn lại trên cung hàm.
THỜI ĐIỂM MỌC
Răng khôn thường mọc trong khoảng từ 18 đến 25 tuổi, đôi khi cũng có thể là muộn hơn hoặc sớm hơn. Trong trường hợp mọc răng sớm, đủ 32 răng ngay khi mọc các răng vĩnh viễn thì sau 18 tuổi thì số lượng răng đã ổn định, bạn không phải lo lắng về vấn đề răng khôn nữa. Răng khôn mọc càng muộn thì khả năng xảy đau đớn sẽ càng tăng lên.
MẦM RĂNG ĂN SÂU TRONG HÀM
Thường thì mầm răng khôn mọc khá sâu trong xương hàm, đồng thời do mọc khó khăn nên khi trồi lên khỏi nướu, độ cao của răng không bằng vớ các răng khác. Chóp răng thường thấp hơn so với các chóp răng kế cận và khá gần với các ống dây thần kinh.
MỌC LỆCH
Bởi vì do răng khôn mọc muộn, lâu và các yếu tố về xương hàm và phát triển răng, gây ra hiện tượng đa phần răng khôn bị mọc lệch. Hướng mọc phổ biển nhất là chếch sang răng hàm kế bên.
QUÁ TRÌNH MỌC RĂNG KHÔN THƯỜNG GÂY ĐAU ĐỚN.
Một trong những biểu hiện đặc trưng của mọc răng khôn là cảm giác đau nhức ngay từ khi bắt đầu răng nhú lên kéo dài cho đến khi răng mọc cố định hoàn toàn. Cảm giác đau nhức kéo dài, làm cho người bệnh không thể ăn nhai được. Thời gian răng mọc càng dài thì cảm giác đau nhức càng kéo dài. Nó có thể lên đến vài năm.
MỌC RĂNG KHÔN SẼ LÀM SƯNG NƯỚU
Tại vị trí mọc răng khôn nướu thường bị đội lên hoặc tấy đỏ và đau nhức. Đây là biểu hiện dễ thấy nhất của việc mọc răng khôn, kèm theo những biểu hiện đau nhức mọc răng khôn còn có thể làm người bệnh bị sốt cao, không thể ăn nhai.
Sưng nướu thường thừa ra so với răng và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn lưu trú hoặc thức ăn bám đọng lại gây ra viêm nhiễm.
RĂNG KHÔN LÀ GÌ MÀ KHIẾN NHIỀU NGƯỜI ĐAU NHỨC DỮ DỘI ĐẾN VẬY?
Răng khôn mọc không ngay ngắn là nguyên nhân trực tiếp khiến nhiều người gặp nhiều phiền toái như các cơn sốt kèm theo khi mọc răng, đau nhức vùng nướu lợi, chảy máu, mỏi hàm, đau đầu, chán ăn.. cụ thể:
- Răng khôn mọc ngầm gây đau tức nướu, sưng hoặc phù nề, nguy hiểm nhất có thể bị áp xe, hơi thở có mùi hôi.
- Răng mọc lệch đam xiên sang răng số 7 khiến răng nghiêng. Lung lay, vi khuẩn xâm lấn gây viêm nhiễm, đau nhức dữ dội.
- Hàm đau mỏi do răng khôn là gì - hiện tượng lợi trùm răng khôn, có thể gây ra hiện tượng chảy máu, sôt, đau thái dương nên đến các cơ sở nha khoa để được xử lý nhổ bỏ.
- Răng số 8 mọc ngược vào trong làm hàm tổn thương.
ĐAU RĂNG KHÔN NHỔ BỎ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?
Thông thường, việc răng khôn mọc lệch, ngầm, lợi trùm gây đau đớn cho bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để bảo tồn các răng lân cận. Vậy thì, răng khôn là gì việc nhổ bỏ có ảnh hưởng đến các việc ăn nhai và thẩm mỹ hay không thì có thể khẳng định là không.
Bởi vì, trọng lực nhai dồn chủ yếu vào chiếc răng số 6 (răng cấm) và dàn đều cho các răng còn lại. Do đó, nhổ bỏ răng khôn không làm giảm khả năng ăn nhai, diện mạo hay phát âm của bạn.
NHỔ RĂNG KHÔN AN TOÀN - HIỆU QUẢ KHÔNG ĐAU NHỨC
Đối với răng khôn, trong tất cả các trường hợp răng mọc sai lệch đều nên đình chỉ răng để phòng ngừa những nguy cơ bệnh lý có thể gặp phải về lâu dài.
Việc nhổ răng khôn cần chú trọng đặc biệt đến kỹ thuật nhổ và chăm sóc sau liền thương. Vì thế, thực hiện nhổ răng khôn tại nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi là cần thiết.
Nếu có thể nên ứng dụng kỹ thuật nhổ răng không đau để trải qua ca nhổ răng với kỹ thuật gây tê hiện đại, giúp cho người bệnh trải qua các ca nhổ răng một cách nhẹ nhàng, không đau đớn.
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA MỌC RĂNG KHÔN DỄ NHẬN BIẾT
Biểu hiện của mọc răng khôn thường dễ dàng được nhận thấy thông qua một vài dấu hiệu đặc trưng mà đôi khi bạn không cần phải đến phòng khám mà vẫn có thể biết được. Cùng Nha Khoa Tâm Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây để được biết những dấu hiệu rõ nhất mà hầu như mọi trường hợp mọc răng khôn đều gặp phải.
BIỂU HIỆN CỦA MỌC RĂNG KHÔN DỄ NHẬN BIẾT NHẤT
XUẤT HIỆN NHỮNG CƠN ĐAU NHỨC THEO TỪNG ĐỢT
Một trong những biểu hiện của mọc răng khôn phổ biến và rất dễ nhận biết ngay từ khi răng chưa nhú là khi mọc hầu hết đều gây đau.
Bạn có thể phân biệt đau răng do mọc răng khôn với đau răng thông thường ở điểm: Vì răng khôn mọc theo từng đợt chứ không mọc hết một mạch nên đau răng khôn thường không liền mạch mà chỉ kéo dài khoảng 5 - 7 ngày, sau đó lại tiếp tục xuất hiện ở đợt mọc răng tiếp theo (có thể là vài tháng hoặc lâu hơn).
VỊ TRÍ ĐAU NHỨC Ở PHẦN LỢI TRONG CÙNG
Răng khôn thường mọc trong cùng của hàm răng, cạnh răng cối lớn và những cơn đau mà bạn cảm nhận được sẽ ở vùng lợi trong cùng này. Khoảng trống cạnh răng cối lớn này có thể lớn nhỏ khác nhau. Tùy thuộc vào chiều dài cung vào và kích cỡ các răng còn lại trên cung hàm.
LỢI BỊ SƯNG NHỨC VÀ TẤY ĐỎ
Tại vị trí răng khôn mọc, lợi (nướu) thường bị đội lên hoặc tấy đỏ. Thời điểm tách nướu cũng là lúc người bệnh đau đớn. Phần nướu này thường ít bám được vào răng khôn ngay cả khi răng mọc hoàn chỉnh. Nó thường thừa ra so với răng và là môi trường để vi khuẩn lưu trú hoặc thức ăn bám đọng lại.
MẦM RĂNG ĂN SÂU TRONG HÀM
Thường thì mầm răng khôn mọc khá sâu trong xương hàm, đồng thời do mọc khó khăn nên khi trồi khỏi nướu, độ cao của răng không bằng với các răng khác. Chóp răng thường thấp hơn các chóp răng kế cận và khá gấn với ống dây thần kinh. Việc này gây nguy hiểm cho nhổ răng hàm.
THỜI ĐIỂM MỌC RĂNG KHÔN
Răng khôn mọc trong khoảng từ 18 - 25 tuổi, đôi khi có thể muộc hơn hoặc sớm hơn.
Trường hợp mọc sớm, đủ 32 răng thì sau 18 tuổi thì số lượng răng đã ổn định, bạn không phải lo lắng về vấn đề răng khôn nữa. Sau 18 tuổi mà vẫn chưa có đủ 32 răng, thì nguy cơ mọc răng khôn là rất cao.
Răng mọc càng muộn thì sự đau đớn sẽ tăng lên. Thời gian để răng khôn mọc hoàn chỉnh khá dài, có thể vài năm mới mọc xong khiến cơn đau răng có thể trở đi trở lại nhiều năm.
KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN
- Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.
- Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.
- Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.
- Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.
KHI NÀO NÊN ĐỂ LẠI RĂNG KHÔN KHÔNG NHỔ
- Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể giữ lại miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.
- Bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu..
- Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh.. mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.
LÀM GÌ TRƯỚC KHI NHỔ RĂNG KHÔN
Bệnh nhân nên làm các xét nghiệm máu, chụp X- quang theo chỉ định trước can thiệp. Trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sĩ nhổ răng biết.
Trước ngày nhổ răng nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá... Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi nhổ răng để tránh nhiễm trùng.
Nên can thiệp vào buổi sáng, ăn sáng trước khi nhổ răng. Tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng và lo sợ. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.
LƯU Ý SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN
Sau nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẫu và lành thương được thuận lợi.
4 TRIỆU CHỨNG BỆNH NHÂN HAY GẶP SAU NHỔ RĂNG LÀ SƯNG, ĐAU, SỐT VÀ CHẢY MÁU
- Sưng: Là đáp ứng viêm của cơ thể với sang chấn khi nhổ răng, sưng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ can thiệp và cơ địa mỗi người. Tình trạng sưng thường diễn ra trong khoảng 2 ngày đầu sau nhổ răng sau đó giảm dần. Để ngăn ngừa hoặc giảm bớt tình trạng sưng bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày đầu, mỗi lần khoảng 15 phút, chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai sau nhổ răng.
- Đau: Xảy ra khi thuốc tê hết tác dụng, tình trạng đau phụ thuộc vào mức độ can thiệp và ngưỡng đau của mỗi cá nhân. Đau xảy ra trong khoảng 3 ngày sau nhổ răng, sau đó giảm dần. Để giảm đau, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, các biện pháp làm giảm sưng cũng làm giảm đau.
- Sốt: Ngày đầu sau nhổ răng, bệnh nhân sẽ có sốt. Tuy nhiên, đây chỉ là đáp ứng của cơ thể chứ không phải là nhiễm trùng. Sốt thông thường sẽ không kéo dài quá ngày thứ hai. Bệnh nhân nên uống thuốc theo toa để giảm sốt.
- Chảy máu: Cắn chặt bông gòn trên ổ răng sau nhổ 30 phút để giúp cầm máu, nếu máu tiếp tục chảy thì cắn thêm gạc cho đến khi máu ngừng hẳn. Có thể xuất hiện nước bọt có lẫn máu hồng nhạt một đến 2 ngày sau nhổ răng. Bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp duy trì cục máu đông như không súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò, ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24h sau nhổ răng.
LƯU Ý: Nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366