• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦA RĂNG CỬA MỌC CHẬM BẠN NÊN BIẾT
Chủ nhật | 11/11/2018 - Lượt xem: 6842

Răng cửa mọc chậm để lâu có biến chứng gì không?? Phải làm gì để ngăn chặn tình trạng răng mọc chậm?? Địa điểm giải đáp thắc mắc về vấn đề răng mọc chậm uy tín tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP.HCM.



 
RĂNG CỬA MỌC CHẬM DO ĐÂU??? NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG CHẬM MỌC RĂNG CỬA CHO BÉ??


Răng cửa mọc chậm có thể đưa đến cho bạn nhưng vấn đề không nhỏ về khớp cắn và trật tự các răng trên cung hàm khi bước vào tuổi trưởng thành. Nếu bạn không muốn phải đối mặt với những cuộc điều trị vất vả và phức tạp về răng miệng và chỉnh hình về sau thì nên quan tâm đến việc răng cửa mọc chậm để có hướng khắc phục từ sớm cho bản thân, cho con cái và những người xung quanh.

 
KHÁI QUÁT VỀ RĂNG CỬA MỌC CHẬM


Tình trạng răng cửa mọc chậm không phải là hiếm gặp, có trường hợp nhận biết được, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp người bệnh không nhận biết được. Răng cửa sữa thường mọc khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Răng cửa sữa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới khoảng 1 tháng.

Đến khi trẻ 6 tuổi, răng cửa sữa bắt đầu được thay thế bằng răng cửa trưởng thành. Và thường thì răng cửa trưởng thành hàm trên luôn mọc chậm hơn so vớ răng cửa trưởng thành hàm dưới. Trong nhiều trường hợp, khoảng cách mọc răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới có thể kéo dài hơn. Khoảng cách này càng lớn, răng cửa hàm trên mọc càng muộn thì sự lệch lạc trong mọc răng càng nghiêm trọng.

Răng cửa thường mọc sớm hơn so với răng hàm. Ở những trẻ có răng cửa mọc càng muộn thì khẩu hình vòm miệng khi trưởng thành càng dễ có nguy cơ bị biến đổi theo chiều hướng xấu, không đều.



 


 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẬM MỌC RĂNG CỬA


Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đầu tiên dẫn đến hiện tượng răng cửa mọc chậm. Trong thành phần dinh dưỡng thiếu canxi và các yếu tố giúp hệ xương, răng phát triển bị thiếu hụt.
Các loại thực phẩm dùng hàng ngày không đa dạng, các nhóm thực phẩm không được cân bằng là nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến sự mọc răng của trẻ. Trẻ bị còi xương thì nguy cơ răng mọc chậm cũng sẽ khá lớn.

Răng thừa mọc ngầm có thể chậm hướng mọc của răng trưởng thành nên răng cửa trưởng thành không thể trồi lên được. Điều này không qua soi chụp thì không thể pháp hiện được có răng ngầm và có răng cửa bị kẹt bên trong xương.

Răng mọc lạc chỗ: Đây là hiện tượng mà răng cửa mọc không đúng vị trí và bị lạc sang các vị trí khác, lệch ra khỏi cung hàm.

Mầm răng trưởng thành bị ảnh hưởng sau các chấn thương: Đây là hiện tượng không hiếm gặp, có những trường hợp răng cửa không mọc được bởi mầm răng trưởng thành không thể phát triển bình thường, không nhú thân răng lên khỏi nướu như các răng cửa khác.


 
TÁC HẠI CỦA RĂNG CỬA MỌC CHẬM


Răng cửa mọc chậm trong nhiều trường hợp khác nhau sẽ tương ứng với những tác hại khác nhau. Nếu là răng mọc ngầm, mọc ngược thì biến chứng có thể gặp phải là tạo lên các lỗ mủ rò ra ở má, làm tiêu xương hàm, viêm xoang hàm, ảnh hưởng đến mắt và nặng nhất có thể khiến cho khuôn hàm mặt bị biến dạng.

Trường hợp răng cửa trồi lên khỏi nướu chậm hơn sơ với các răng cối thì co thể xảy ra tình trạng thiếu diện tích để các răng mặt phát triển dẫn đến các răng buộc phải mọc lệch, mọc gối lên nhau, mọc chìa ra hoặc cụp vào.

Khi răng cửa hàm trên mọc muộn hơn so với răng cửa hàm dưới, bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị hô hàm dưới do răng cửa hàm trên phát triển chậm và bị cản trở bởi các răng cửa hàm dưới. Đây là tình trạng mà răng cửa hàm trên ở bên trong so với răng cửa hàm dưới làm mất thẩm mỹ cho khẩu hình miệng. Và để chỉnh hình hoàn hảo tình trạng này không phải điều đơn giản.

Do đó, để có hàm răng đều đặn, đúng tỷ lệ, không bị sai lệch thì điều quan trọng nên làm là chú ý đến sự mọc răng sớm, quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và kiểm tra răng miệng định kỳ cho trẻ.



 


 
RĂNG MỌC CHẬM ĐỂ LÂU CÓ BỊ BIẾN CHỨNG KHÔNG???


Những biến chứng do tình trạng răng mọc chậm, mọc ngầm này rất nguy hiểm. Có thể nó sẽ đóng mủ và chảy rò mủ ra bên má, xương hàm nơi vị trí mất răng bị tiêu hủy dẫn đến hiện tượng viêm xoang hàm gây mất thẩm mỹ cho khuô miệng. Nặng hơn nữa là sẽ gây tổn thương tới mắt và làm khuôn mặt bị biến dạng.

Vì những nguyên nhân trên mà các bậc phụ huynh nên đưa con em tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám ngay nếu như thấy hiện tượng răng mọc chậm hoặc răng bị mất do các va chạm ngoại lực nhé.


 
6 NGUYÊN NHÂN KHIẾN BÉ CHẬM MỌC RĂNG


Một trong những lý do cơ bản gây chậm mọc răng là dinh dưỡng kém. Nhưng vì sao có những trẻ được ăn uống đầy đủ mà vẫn chậm mọc răng.

Mọc răng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của bé. Ban đầu nướu răng sẽ trở nên cứng hơn và răng của bé sẽ mọc lên. Dấu hiệu bé sắp mọc răng rất dễ nhận biết. Trẻ thường giảm ăn thức ăn cứng, hay cắn vào lợi, trằn tọc và mất ngủ.

Qúa trình mọc răng của bé sẽ bắt đầu vào khoảng tháng tuổi thứ 6 và cơ bản mọc đầy đủ vào khoảng 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có lịch trình mọc răng đều như vậy.

Có những bé răng mọc sớm rất sớm nhưng cũng có những trẻ đã hơn 1 tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng. Vậy tại sao bé chậm mọc răng dù được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.



 


 
DO DI TRUYỀN


Một trong những lý do chính khiến em bé mọc răng chậm là do di truyền. Hãy xem xét tiểu sử gia đình bạn xem có ai gặp vấn đề này không. Nếu có, thì bạn có thể cần phải chờ đợi thêm cho đến khi trẻ mọc răng.

 
SUY TUYẾN GIÁP


Suy tuyến giáp này có thể mọc răng chậm ở trẻ. Với trường hợp này, trẻ cần được tư vấn y tế. Suy tuyến giáp cũng có thể gây ra chậm đi, chậm nói và thừa cân ở bé.

 
THIẾU VITAMIN D


Thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể không thể sử dụng canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng. Do đó, thiếu vitamin D có thể là lý do em bé chậm mọc răng. Nguồn vitamin D chính là ánh nắng mặt trời. Hãy cung cấp bổ sung kịp thời. Thiếu Vitamin D có thể xảy ra một cách tự nhiên ở những em bé sinh non.

 
DO BẨM SINH


Theo các bác sĩ thì trẻ chậm mọc răng có thể do nguyên nhân bẩm sinh và không hẳn do bé thiếu chất. Những trẻ bị sinh non thường có tỷ lệ răng mọc chậm hơn những trẻ sinh đầy đủ ngày tháng bình thường.

 
TRẺ MẮC MỘT SỐ BỆNH LÝ


Trẻ mắc bệnh như hội chứng down, hoặc có vấn đề bất thường về tuyến yên cũng có khả năng mọc răng chậm hơn bình thường.

 
DO YẾU TỐ BÊN NGOÀI


Một số bệnh lý răng miệng, viêm nhiễm, răng miệng bé đặc biệt là vùng lợi, nướu bị tổn thương cũng dẫn tới tình trạng bị mọc răng chậm. 

Nếu bạn thấy em bé chưa mọc răng sau khi đã được 13 tháng tuổi, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám và xem có vấn đề gì không.

Thực tế, các mẹ cũng không nên lo lắng nhiều vì ở một số trẻ, quá trình mọc răng chậm hơn một chút nhưng không có gì bất thường và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Việc bạn cần làm có thể là kiên nhẫn chờ đợi.



 


 
TÁC HẠI CỦA RĂNG CỬA MỌC CHẬM LÀ GÌ??


Đối với trẻ em việc răng cửa mọc chậm có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cho khớp cắn như trẩ tự răng trên cung hàm. Nếu bạn không muốn phải đối mặt với những ca điều trị phức tạp về răng miệng và chỉnh hình khi trưởng thành bạn nên quan tâm đến tác hại của răng cửa mọc chậm là gì để có thể có hướng khắc phục tốt nhất nếu sau này có gặp phải.

 
TÁC HẠI CỦA RĂNG CỬA MỌC CHẬM LÀ GÌ


Ở trẻ răng cửa sữa thường mọc khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Răng cửa sữa hàm trên thường mọc trễ hơn răng cửa hàm dưới khoảng 1 tháng. Đến khi trẻ 6 tuổi, răng cửa sữa bắt đầu được thay thế bằng răng cửa mới.

Trong nhiều trường hợp, khoảng cách mọc răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới có thể kéo dài hơn. Khoảng cách mọc răng càng kéo dài, răng cửa hàm tren mọc càng chậm trễ thì sự lệch lạc trong mọc răng càng nghiêm trọng.

Trong nhiều trường hợp khác nhau tác hại của việc răng cửa mọc chậm cũng sẽ khác nhau. Nếu là răng mọc ngầm, mọc ngược có thể gây biến chứng là tạo nên các lỗ mủ rò ra ở má, làm tiêu xương hàm, viêm xoang hàm, có thể khiến mắt bị ảnh hưởng và nặng hơn có thể làm cho khuôn mặt bị biến dạng.

Trường hợp răng cửa trồi lên khỏi nướu chậm hơn so với các răng khác trên cung hàm sẽ khiến diện tích dành cho chúng không còn nữa và việc mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc chen lấn, mọc gối lên nhau, mọc chìa ra hoặc cụp vào là điều hiển nhiên sẽ xảy ra.

Răng mọc lộn xộn trên cung hàm như thế trước mắt sẽ khiến hàm răng mất đi nét thẩm mỹ vốn có, tiếp theo sau có thể gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai do khớp cắn không cân bằng.
Bệnh nhân có nhiều nguy cơ chịu tình trạng răng hàm dưới sẽ đưa ra nhiều hơn răng hàm trên do răng cửa hàm trên mọc chậm làm mất thẩm mỹ cho khẩu hình miệng. Và việc điều chỉnh lại tình trạng này không phải điều dễ dàng.


 
PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG RĂNG CỬA MỌC CHẬM 


Thực tế rất khó để có thể theo dõi tình trạng mọc răng của trẻ em để có thể ngăn chặn được tình rạng răng cửa mọc chậm. Không thể canh chừng từng chút chờ răng mọc lên, và thậm chí các bậc phụ huynh cũng khó để biết được bao giờ trẻ sẽ thay răng mới.

Chính vì thế để có thể giúp hàm răng của trẻ mọc lên đều đặn đúng ỷ lệ, không sai lệch thì điều quan trọng nên làm là chú ý đến sự mọc răng sớm, quan tâm nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng và đặc biệt hãy đưa trẻ đến các nha khoa để kiểm tra răng miệng định kỳ cho trẻ.



 



 

CÁCH XỬ LÝ KHI BÉ CHẬM MỌC RĂNG



Khi trẻ bắt đầu bước sang tháng tuổi thứ 6 thì các mẹ sẽ bắt đầu thấy những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé sắp mọc răng.

Nhưng nếu con bạn quá tháng tuổi đó rồi mà vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ trẻ sắp mọc răng thì rất có thể con bạn đang gặp vấn đề mọc răng chậm. Để xử lý khi bé  chậm mọc răng Nha Khoa Tâm Việt giới thiệu tới các mẹ một số phương pháp sau nhằm khắc phục tình trạng chậm mọc răng của bé và kích thích các mầm răng chồi lên.


 

CÁCH XỬ LÝ KHI BÉ CHẬM MỌC RĂNG



- Thông thường trẻ mọc răng luôn đang trong thời kỳ bú sữa mẹ. Nên trong khoảng thời gian này mẹ không nên ăn uống kiêng khem gì cả. Tốt nhất nên bổ sung nhiều dinh dưỡng chất và mỗi ngày nên uống ít nhất khoảng 2 tới 3 ly sữa để bé có thể hấp thu được dưỡng chất qua sữa mẹ. Đặc biệt, trong sữa có nhiều canxi đặc biệt là trong sữa mẹ, canxi có tác dụng làm chắc răng và kích thích sự chổi lên của mầm răng.

- Nên bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho bé. Ngoài sữa mẹ nên bổ sung thêm dưỡng chẩ thuộc vào 3 nhóm dinh dưỡng chủ yếu sau:

Những chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng trưởng: Nhóm dinh dưỡng có nhiều trong thịt, tôm, cua, cá...

Những dinh dưỡng để tạo ra năng lượng để cho cơ thể hoạt động: Nhóm dinh dưỡng này có nhiều trong dầu thực vật, pho mát, ngũ cốc, bơ, sữa...

Những dinh dưỡng để tạo ra năng lượng để cho cơ thể hoạt động: Nhóm dinh dưỡng này có nhiều trong các loại rau, củ, quả tươi...

- Các loại dinh dưỡng cung cấp hằng ngày cho trẻ phải sạch sẽ, đảm bảo chất lượng cũng như rõ ràng nguồn gốc.

- Khi bé được 1 tháng tuổi thì các mẹ nên cho bé phơi nắng hàng ngày, mỗi ngày ít nhất khoảng 15 phút và chỉ nên cho bé phơi nắng vào lúc trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.

- Các mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các chất canxi hoặc vitamin D bằng thuốc. Nhưng lưu ý phải có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Không nên pha sữa cho trẻ bằng các loại nước như: Nước cháo, nước cơm, nước rau củ vì điều này làm bé khó hấp thụ canxi

- Giữ gìn sức khỏe răng miệng cho bé bằng cách thường xuyên sử dụng khăn vải mềm để lâu sạch lợi và lưỡi của bé.

Trên đây là một số cách xử lý khi bé chậm mọc răng được Nha Khoa Tâm Việt giới thiệu. Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình nhé!!!



 




 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm