Tetracycline, được bán dưới tên thương mại là Sumycin cùng với một số những tên khác, là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh do nhiễm trùng. Các bệnh này bao gồm mụn trứng cá, dịch tả, brucella, bệnh dịch hạch, sốt rét và giang mai. Thuốc được dùng bằng đường uống trực tiếp vào cơ thể.
Tên gọi khác: Tetracyline, Tetracyclin hydrochlorid.
Phân nhóm: Thuốc kháng sinh nhóm cyclin
Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng răng bị đổi màu từ trắng sang vàng, xanh, tím,… do sử dụng thuốc kháng sinh có tên thương mại là Sumycin
Tùy vào liều lượng, tần suất sử dụng thuốc mà màu răng khi nhiễm Tetra cũng sẽ khác nhau. Thông thường, chỉ khi răng đã thực sự đổi màu thì bạn mới để ý và tìm cách khắc phục.
Răng nhiễm tetracyline nặng
Răng nhiễm Tetra có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, ở từng trường hợp cụ thể mà mức độ nhiễm Tetra là khác nhau.
Khi uống thuốc kháng sinh Tetra, kết hợp với canxi trong xương sẽ phá hỏng cấu trúc răng, men răng bị đổi màu vàng, nâu rất khó phục hồi. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn còn làm biến dạng hình dạng của răng, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Răng nhiễm tetracyline khác phục như thế nào?
Mặc dù Tetracycline có công dụng tích cực về mặt lý thuyết, nhưng nó cũng có tác dụng phụ về nha khoa. Nó có thể gây đổi màu răng trên răng vĩnh viễn tùy thuộc vào thời gian điều trị hoặc tiếp xúc, liều lượng, giai đoạn và mức độ khoáng hóa.
Răng vĩnh viễn có xu hướng ít bị đổi màu hơn nhưng lan tỏa hơn so với răng chính. Khi răng tiếp xúc với tetracycline, các ion canxi sẽ liên kết với răng trong quá trình khoáng hóa hoặc vôi hóa của quá trình phát triển. Thuốc kháng sinh này lắng đọng thành canxi được sử dụng để phát triển răng. Tetracycline được hấp thụ vào răng qua máu, đi đến thân răng sau đó đến vùng dưới nguyên bào sinh trước khi lắng xuống thành predentin. Nếu điều này xảy ra trước khi răng mọc, tetracycline liên kết với các ion canxi, gây ra màu vàng bị ám vào răng.
Răng nghiễm Tetracyline là vấn đề khi răng miệng đã bị phơi nhiễm tetracyline trên nồng độ cho phép, gây ra màu vàng, xám vàng và tối màu cục bộ trên toàn bộ hàm răng do tác dụng phụ hóa học của Tetracyline.
Tùy vào mức độ răng nhiễm Tetracycline nặng hay nhẹ mà các phương pháp chỉ định điều trị là khác nhau. Các trường hợp nhẹ răng nhiễm màu nhẹ, chưa ăn sâu vào bên trong thân răng thì sẽ điều trị bằng tẩy trắng răng. Nếu răng nhiễm Tetra nặng hơn nữa thì có thể sẽ phải dán sứ hoặc bọc răng sứ để phục hình.
Thực hiện tẩy trắng răng nhiễm kháng sinh là quá trình tẩy màu ố vàng trên răng bằng các năng lượng ánh sáng để tạo phản ứng oxi hóa, từ đó cắt đứt các chuỗi protein có màu trong răng và giúp răng trắng sáng trông thấy.
Mặc dù thực hiện bằng công nghệ tẩy trắng răng Laser hiện đại nhưng không phải trường hợp răng nhiễm Tetracycline nào cũng mang lại hiệu quả. Với những trường hợp răng đã bị nhiễm màu nặng, tổn thương sâu bên trong cấu trúc răng thì phải thực hiện bọc sứ để phục hình.
Bọc răng sứ hay dán sứ Veneer sẽ giúp phục hình thân răng với độ thẩm mỹ cao, giúp hàm răng trắng sáng đều màu. Bác sĩ sẽ tiến hành bọc mão răng sứ bên ngoài thân răng thật đã được mùi bớt một lớp men răng theo tỷ lệ an toàn. Răng thật sẽ được bảo vệ bên trong răng sứ và tránh được những tác động tiêu cực từ bên ngoài, nhờ đó hạn chế bệnh lý răng miệng.
Dán sứ sẽ khác đôi chút so với bọc răng sứ về tỷ lệ mài răng, mài răng để dán sứ tác động rất ít đến lớp men răng bên ngoài, có trường hợp không cần mài răng. Dán răng sứ với chất liệu sứ cao cấp khắc phục được các khuyết điểm về màu sắc trên răng, từ đó giúp răng ố vàng trở thành răng trắng trong tự nhiên, đạt thẩm mỹ cao.
Hai phương pháp phục hình răng sứ ở trên sẽ phù hợp với các trường hợp răng nhiễm màu khác nhau. Vậy nên bạn cần hiểu rõ hai phương pháp bọc răng sứ và dán sứ để có được lựa chọn đúng đắn khi khắc phục răng nhiễm Tetracycline của mình.
Bọc răng sứ cho răng nhiễm tetracyline
Để hạn chế và phòng tránh tình trạng răng nhiễm màu Tetra, bạn cần thực hiện theo một số lưu ý dưới đây: