HIỆN TƯỢNG CHẢY MÁU CHÂN RĂNG LÀ GÌ?? CHẢY MÁU CHÂN RĂNG THƯỜNG XUYÊN NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?? HIỆN TƯỢNG CHẢY MÁU CHÂN RĂNG DO ĐÂU???
HIỆN TƯỢNG CHẢY MÁU CHÂN RĂNG LÀ GÌ???
NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU CHÂN RĂNG DO TÁC ĐỘNG MẠNH
BỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG DO CÁC BỆNH LÝ VỀ NƯỚU, NHA CHU
BỊ BỆNH CHẢY MÁU CHÂN RĂNG DO THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ KHI MANG THAI
HAY CHẢY MÁU DO XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU
BỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG DO CÁC BỆNH LÝ CƠ THỂ KHÁC
CHẢY MÁU CHÂN RĂNG KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG
BỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG KHI MANG THAI NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU??
CHẢY MÁU CHÂN RĂNG KHI MANG THAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG??
HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN CHẢY MÁU CHÂN RĂNG
CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CÓ TÁC HẠI NHƯ THẾ NÀO??
1. Gây ra tình trạng đau nhức răng thường xuyên khó chịu khiến dễ dẫn tới ức chế, căng thẳng.
2. Tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, gây hại.
3. Làm ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai hàng ngày.
4. Khiến cho các tổ chức xung quanh răng suy yếu trước những tác động bên ngoài.
5. Có thể dẫn tới những bệnh lý răng miệng: Viêm nha chu, sâu răng, sưng nướu lợi, và đặc biệt là có thể làm mất răng do vùng chân răng bị tổn thương.
TRẺ EM BỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Chảy máu chân răng ở trẻ em là một bệnh lý rất thường gặp, báo hiệu răng miệng của bé đang có vấn đề. Vì thế, người lớn không nên xem thường việc này mà phải nhanh chóng tìm cách giải quyết để tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau.
Trẻ em bị chảy máu chân răng có thể sẽ ít gặp hơn người lớn nhưng tác hại của nó thì rất khó lường trước được. Việc điều trị bệnh lý này cần thực hiện càng sớm càng tốt, như vậy phương pháp khác mới có thể giải quyết triệt để, giúp bé có hàm răng khỏe mạnh về sau.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆN TƯỢNG TRẺ EM BỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG
Theo các chuyên gia hiện tượng trẻ em bị chảy máu chân răng có thể là vì những nguyên nhân sau:
VỆ SINH RĂNG MIỆNG SAI CÁCH
Trẻ nhỏ thường chưa có ý thức trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày. Việc chải răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng hoặc sử dụng bàn chải quá lâu khi tác động mạnh vào nướu và chân răng sẽ làm chảy máu.
DO CÁC BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG
Trẻ em chảy máu chân răng có thể là do trẻ đang mắc phải các bệnh răng bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ: Viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng,..
CHẢY MÁU CHÂN RĂNG DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
Có thể trong giai đoạn mang thai người mẹ không bổ sung đầy đủ canxi, vitamin hoặc vì chế độ ăn uống của bé không đảm bảo dẫn đến thiếu chất, thiếu vitamin C… là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng.
TRẺ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
Trong một số trường hợp nếu trẻ đang gặp phải tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu thì rất có thể là nguyên nhân khiến trẻ em bị chảy máu chân răng.
TRẺ EM BỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG - PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ
Trẻ em bị chảy máu chân răng sẽ gây khó chịu, đau rát vùng nướu và khiến bé hoảng sợ, lo lắng. Lúc này, cha mẹ nên dỗ dành để bé an tâm, cùng với đó cần có chế độ chăm sóc răng miệng trẻ tốt hơn. Mặt khác, để khắc phục cũng như phòng ngừa hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau:
CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG CHẢY MÁU CHÂN RĂNG Ở TRẺ EM NGAY TẠI NHÀ
Một trong những nguyên nhân trẻ em bị chảy máu chân răng là do thiếu chất, vì thế ngay từ khi mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin, đặc biệt là vitamin C và canxi.
Hơn nữa, sau khi trẻ được sinh ra và phát triển, thì càng phải tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, D, A thông qua sử dụng các loại rau củ quả tươi sống như cam, chanh, táo, cà rốt… cho trẻ để hạn chế chảy máu chân răng, tăng cường hệ miễn nhiễm chống nhiễm trùng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ bằng bàn chải mềm nhẹ, kết hợp với kem đánh răng có chứa chất Flour, chất bổ sung canxi cho răng.
Phụ huynh có thể cho bé dùng nước muối sinh lý súc miệng. Điều này, không những làm cho hơi thở không có mùi khó chịu mà còn hạn chế tối đa viêm nhiễm có thể xảy ra ở bé.
Nếu trẻ được 3-6 tuổi thì tập dần cho trẻ đánh răng 1 ngày 2 lần, nhất là sau mỗi buổi ăn và trước khi ngủ.
LẤY CAO RĂNG - GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ CHỮA TRỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG TẠI NHA KHOA TÂM VIỆT
Khi phát hiện triệu chứng sưng tấy lợi, chảy máu chân răng ở trẻ em thì bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện hay những trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện chữa trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không nên kéo dài, vì nếu để lâu ngày, bệnh tình sẽ chuyển biến nặng hơn, gây ra các vấn đề răng miệng khác. Lúc đó sẽ tốn thời gian và chi phí điều trị hơn.
Để khắc phục tình trạng trẻ em bị chảy máu chân răng thì việc lây cao răng là việc nên làm trước tiên, giúp phòng ngừa và điều trị sự viêm nhiễm. Bạn nên tham khảo khám răng cho trẻ ở đâu trước khi quyết định đưa trẻ đi khám để đảm bảo an toàn nhé.
Lấy cao răng sẽ giúp lấy đi những mảng bám và vi khuẩn trên răng, từ đó loại bỏ nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chảy máu chân răng. Việc tiêu diệt nơi trú ẩn, sinh sôi nảy nở của vi khuẩn trong khoang miệng là bước đầu thành công trong việc giải quyết bệnh lý chảy máu chân răng cho trẻ.
Hiện nay, với việc ứng dụng công nghệ cạo vôi răng hiện đại, quá trình loại bỏ mảng bám cao răng cho trẻ trở nên đơn giản, an toàn và nhanh chóng hơn rất nhiều. Bước sóng siêu âm len lõi vào từng kẽ chân răng, đánh bay các mảng vôi răng cứng chắc mà không hề tác động đến răng nướu. Nhờ vậy, trẻ không có cảm giác đau, ê buốt răng nướu hay khó chịu gì cả.
CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG
- Bạn nên khám răng miệng định kỳ (6 tháng/lần) để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác.
- Bên cạnh đó, bạn có thể súc miệng thêm nước muối sinh lý hoặc các nước súc miệng trị viêm nướu, bổ sung thêm vitamin C để nướu được khỏe mạnh hơn.
- Về vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên chải răng ngay sau bữa ăn (trong khoảng 1 tiếng sau). Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có phần lông thật mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu cũng như gây mòn răng.
- Dùng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương lợi và chải răng 2 lần/ngày.
- Ngừng hút thuốc lá
- Uống nước tráng miệng sau bữa ăn
- Đồng thời, bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng thay vì dùng tăm.