• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
DẤU HIỆU MỌC RĂNG CỦA TRẺ VÀ NHỮNG LƯU Ý CHĂM SÓC TRẺ ĐÚNG CÁCH
Thứ 2 | 20/05/2019 - Lượt xem: 16136

Tầm quan trọng của chiếc răng đầu tiên của bé?? Nhận biết dấu hiệu mọc răng của trẻ?? Địa điểm điều trị răng bé an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 


DẤU HIỆU TRẺ MỌC RĂNG VÀ CÁCH NHẬN BIẾT MẸ CẦN NẮM RÕ


Dấu hiệu trẻ mọc răng là điều mà bất kì người mẹ nào cũng nên biết. Bởi việc mọc răng sữa đánh dấu một cộc mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo một số cách nhận biết con mình sắp mọc răng qua bài viết sau!!

 
THỜI GIAN TRẺ MỌC RĂNG SỮA


Thông thường, từ 5 tháng tuổi sẽ xuất hiện dấu hiệu trẻ mọc răng. Qúa trình mọc răng diễn ra trong khoảng 25 tháng (từ tháng thứ 5 - tháng 30). Chúng sẽ không mọc hàng loạt mà thường theo quá trình sau:

 
ĐỐI VỚI HÀM TRÊN:


- Từ 7 -10 tháng tuổi: Trẻ mọc 2 răng cửa giữa ở hàm trên.

- Từ 8 - 12 tháng tuổi: Mọc 2 răng cửa bên.

- Từ 14 - 20 tháng tuổi: Mocj2 răng hàm thứ nhất.

- Từ 18 - 24 tháng tuổi: Mọc 2 răng nanh.

- Từ 24 - 30 tháng tuổi: Mọc 2 răng hàm thứ hai


 
ĐỐI VỚI HÀM DƯỚI:


- Từ 5 - 9 tháng tuổi: Trẻ mọc 2 răng cửa giữa ở hàm dưới.

- Từ 7 - 14 tháng tuổi: Mọc 2 răng cửa bên

- Từ 12 - 20 tháng tuổi: Mọc 2 răng hàm thứ nhất.

- Từ 16 - 20 tháng tuổi: Mọc 2 răng nanh.

- Từ 20 - 28 tháng tuổi: Mọc 2 răng nanh dưới thứ hai
.



 


 
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU TRẺ MỌC RĂNG
 
BÉ BỊ CHẢY DÃI


Dấu hiệu trẻ mọc răng đầu tiên mẹ nên biết. Đó là bé bị chảy dãi, rớt xung quanh miệng nhiều hơn bình thường. Do khi bé bắt đầu mọc răng, các tuyến nước bọt ở trong khoang miệng bé tự động kích thích nước dãi chảy nhiều. Mẹ cần chú ý dấu hiệu này để biết con mình sắp mọc răng nhé!

 
BÉ BỊ NỔI BAN QUANH MIỆNG VÀ CẰM


Dấu hiệu bé mọc răng sữa thứ hai, đó là miệng, cằm hoặc cổ bé sẽ bị mọc ban đỏ, do nước dãi chảy ra khỏi khoang miệng nhiều, tiếp xúc với làn da nhạy cảm của bé. Vì vậy, mẹ cần lưu ý vệ sinh cho bé sạch sẽ, thường xuyên lau dãi cho bé để phòng tránh hiện tượng này.

 
NGỨA LỢI, THÍCH CẮN ĐỒ ĐẠC


Khi mầm răng chuẩn bị chồi lên, vùng lợi nơi răng sắp mọc sẽ có biểu hiện ngứa, khiến cho bé khó chịu, bứt rứt. Bé sẽ có biểu hiện thích cắn đồ đặc để xoa dịu cơn ngứa, cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh rõ ràng nhất. Lúc này, thỉnh thoảng mẹ hãy dùng khăn sạch và massage nhẹ nhàng vùng lợi cho bé nhé!!

 
LƯỜI ĂN


Khi mọc răng, lợi sưng to, đau đớn khiến bé khó chịu. Bởi vậy, trẻ thường có dấu hiệu bỏ bú, chán ăn. Bé lười ăn do mọc răng thì sau một vài ngày, bé đỡ đau sẽ ăn trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu việc này diễn ra trong thời gian dài thì mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp.

 
BỊ SỐT


Bị sốt là dấu hiệu mọc răng ở trẻ nhỏ thường thấy nhất. Bởi việc mọc răng sẽ khiến cho hệ miễn dịch của bé thay đổi và bị suy giảm đáng kể, bé trở nên nhạy cảm hơn với các tác động xấu từ bên ngoài và thường bị sốt. Tuy nhiên, việc mọc răng bình thường chỉ khiến bé sốt nhẹ dưới 38 độ C. Nếu thấy bé sốt cao thì ba mẹ nên đưa bé đi khám ngay nhé!

 
KHÓ NGỦ, QUẤY KHÓC


Đau răng không chỉ ảnh hưởng đến bữa ăn của trẻ mà còn khiến bé bị khó ngủ về đêm, do bị những cơn đau hành hạ. Đây là dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng dễ thấy. Bé khó chịu, không ngủ, quấy khóc sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe.

 
TIÊU CHẢY


Đây là một trong những dấu hiệu mọc răng của trẻ sơ sinh. Đồng thời bé sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, mọc răng không phải là yếu tố làm cho trẻ bị tiêu chảy. Vì vậy nếu thấy trẻ mắc tiêu chảu nặng, ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.


 


 
LẤY TAI CHÀ VÀ MÁ


Lợi, tai và má là các bộ phận có chung một đường dây thần kinh. Bởi vậy, một dấu hiệu trẻ mọc răng hàm đó là: Trẻ cảm thấy khó chịu ở cả tai và má dẫn đến hành động kéo tai chà vào má. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý khi trẻ bị nhiễm trùng tai, bé cũng có biểu hiện kéo ra. Vì thế, mẹ nên kết hợp cùng các yếu tố bên trên để biết có phải con mình sắp mọc răng hay không.

 
NỔI CỤC Ở LỢI


Răng mọc lên làm nổi cục ở lợi và công việc của các mẹ là dùng gạc hoặc khăn vải sạch để vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

Trên đây là những dấu hiệu khi trẻ sắp mọc răng sữa các mẹ cần chú ý. Nếu trong khoảng thời gian mọc răng sữa ở bé có gì bất thường thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nha khoa để có cách điều trị kịp thời.


 
CHỒI RĂNG XUẤT HIỆN


Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ mọc răng rất chắc chắn. Bạn chỉ cần nhìn vào nướu của em bé, những chồi răng trông như mụ thịt đang dần nhô lên, chạm tay vào chúng, bạn sẽ thấy khá cứng bên dưới.

Dần dần sẽ xuất hiện cái gì đó màu trắng - đây chính răng sữa.

 
KHÓ CHỊU


- Đa số trẻ mọc răng đều phải trải qua cảm giác khó chịu, đau nhức, chỉ một số ít trẻ là cảm thấy bình thường và nhẹ nhàng

- Em bé của bạn cũng có thể sẽ quấy khóc nhiều hơn. Cách tốt nhất để giải quyết là những nụ hôn, âu yếu từ bạn.

- Ngoài ra, bạn có thể phân tán sự chú ý của bé sang những trò chơi thú vị giữa bố mẹ và em bé.


 
NƯỚU SƯNG ĐỎ


Nướu sưng đỏ là một dấu hiệu cho thấy trẻ mọc răng rất chắc chắn và rõ ràng. Thường là sưng khá nhẹ, không có gì đáng ngại.

Để làm dịu nó, bạn hãy nhẹ nhàng xoa ngón tay sạch của mình lên nướu của bé hoặc dùng một chiếc khăn mát lạnh chạm nhẹ nhiều lần vào nướu.


 
NHAI ĐỒ VẬT


Trẻ sơ sinh thường cho bất kì mọi thứ vào trong miệng, đấy là cách mà bé khám phá thế giới xung quanh mình.

Tuy nhiên nếu bạn thấy em bé của mình hay cho đồ vật vào trong miệng và nhai khá lâu thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ mọc răng sớm.

Bạn hãy thử cho bé nhai một một vật gì đó bằng cao su hoặc một trái cây mềm mát lạnh. Chúng sẽ giúp làm dịu cơn đau nhức ở răng và phân tâm sự chú ý của bé.

Hãy đảm bảo những đồ chơi hoặc đồ vật xung quanh được vệ sinh sạch sẽ vì bạn không thể kiểm soát được tất cả mọi lúc. Chỉ cần bạn không chú ý, em bé sẽ nhanh tay cần lấy bất kì thứ gì xung quanh và nhai nó.



 


 
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ ĐANG MỌC RĂNG


Chiếc răng đầu tiên của trẻ thường xuất hiện khi trẻ bước sang tháng thứ 3 xuyên suốt đến tháng thứ 15, phổ biết là từ 4 đến 9 tháng tuổi. Trẻ có thể có cảm giác khó chịu từ trước đó. Vào tháng thứ 3, trẻ hay bị chảy nước miếng và hay cắn gặm đồ vật. Đó là bước phát triển bình thường của trẻ.

 
GIÚP XOA DỊU CƠN ĐAU CHO BÉ


- Lấy ngón tay sạch chà nhẹ nhàng lên phần nướu đau của bé

- Cho trẻ gặm vòng mọc răng bằng cao su mềm hoặc bằng nhựa (loại có thể ướp lạnh)

- Nếu bạn thấy bé đau nhiều, hãy cân nhắc cho trẻ dùng paracetamol theo chỉ định phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Tránh đồ chơi có cạnh sắc vì có thể gây hại cho răng và nướu.


 
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾC RĂNG ĐẦU TIÊN


Nhiều phụ huynh chưa ý thức được rằng chúng ta cần phải chăm sóc răng sữa của trẻ thật cẩn thận.

Ngoài 2 vai trò quan trọng là hỗ trợ trẻ nhanh thức ăn và phát âm, răng sữa còn giúp xương hàm phát triển đầy đủ, dành chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc sau này.


 
LỜI KHUYÊN KHI CHĂM SÓC RĂNG CỦA BÉ


- Hãy bắt đầu vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ khi răng trẻ mới mọc, bắt đầu bằng khăn vải thấm nước trong mỗi lần tắm bé.

- Sau đó, hãy chuyển sang dùng bàn chải lông mềm nhúng nước (loại dành riêng cho trẻ)

- Đặt bé ngồi dựa vào bạn, xoay mặt bé vào gương để bé được quan sát toàn bộ quá trình chải răng

- Hãy để bé chơi với bàn chải trong khi bé xem bạn đánh răng. (bé cần rất nhiều thời gian để quan sát và học cách đánh răng)

- Chỉ dùng kem đánh răng dành cho trẻ em chứa ít florua khi bé đã biết cách nhổ nước bọt.

- Hạn chế các thực phẩm chứa đường trong chế độ ăn uống của trẻ.



 


 
RĂNG SỮA TỒN TẠI TRONG BAO LÂU


- Răng cửa sẽ tồn tại cho đến độ tuổi 5 - 7 

- Các răng hàm phía trong tồn tại cho đến khoảng năm 12 tuổi.


 
NHỮNG LƯU Ý ĐỂ CHĂM SÓC TRẺ MỌC RĂNG ĐÚNG CÁCH


Ở mỗi trẻ, dấu hiệu trẻ mọc răng sữa có thể sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, sẽ có một vài dấu hiệu thường gặp như chảy dãi, thích nhai cắn đồ vật, bỏ ăn, quấy khóc, sốt...

Để chăm sóc trẻ tốt trong giai đoạn mọc răng sữa, cha mẹ cần lưu ý một số thông tin sau:

- Nắm được thời điểm và lịch mọc răng của trẻ.

- Khi trẻ có hiện tượng chảy dãi nhiều, nên dùng khăn mềm sạch để lau khô miệng cho trẻ, tránh tình trạng chảy nước dãi nhiều gây ngứa ngáy, mần đỏ ở miệng trẻ. Nước dãi chảy quanh miệng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nướu để dàng, khiến nướu sưng đỏ, đau nhức.

- Có thể dùng gạc mềm ẩm, hơi lạnh để làm sạch phần nướu giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

- Cho trẻ bú đều, có thể chia làm nhiều cữ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Với trẻ đã ăn dặm, có thể chế biến các loại trái cây mềm thành dạng nhỏ, sệt để trẻ ăn.

- Trường hợp trẻ, cần theo dõi và làm mát cơ thể để hạ nhiệt. Nếu sốt cao trên 38 độ C có thể hạ sốt cho trẻ bằng thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng theo chỉ định từ bác sĩ.

- Sẽ có một số dấu hiệu trẻ mọc răng ở trẻ sơ sinh khá giống với các trường hợp bệnh lý khác như chân tay miệng, tiêu chảy cấp… Do đó, nếu có bất thường như trẻ sốt cao, mệt mỏi, li bì, không tỉnh táo… cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời.

Dựa vào những thông tin trên, bạn có thể nắm rõ hơn một vài dấu hiệu trẻ mọc răng sữa. Chăm sóc trẻ đúng cách và tham khảo ý kiến từ bác sỹ sẽ giúp cả trẻ và cha mẹ trải qua thời điểm mọc răng sữa dễ dàng và thoải mái hơn.



 




BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm