-Răng cửa mọc lệch là trạng thái hai răng cửa mọc lệch bị vênh so với cung răng và so với các răng bên cạnh. Răng cửa là phần dễ nhận thất nhất trong hàm răng nên khi mọc lệch sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ nụ cười cũng như khuôn mặt. Răng cửa mọc lệch có thể là một răng hoặc nhiều răng.
-Các kiểu mọc lệch thường hay gặp:
+Răng cửa mọc lệch hình chữ V: Hai răng cửa mọc lệch so với các răng khác, cạnh phía trong tiếp xúc giữa 2 răng tạo thành một góc nhọn như chữ V.
+Răng cửa mọc lệch nghiêng: Cũng là mọc lệch nhưng răng không ở tư thế đứng mà nghiêng có thể là cùng bên hoặc nược bên nhau.
+Răg cửa mọc lộn xộn không đều: Có thể là 1 răng cửa chính bị mọc lệch chìa ra ngoài hoặc lệch cụp vào phía trong, hoặc cả 2 răng cửa bên mọc lệch vào trong, hoặc một răng mọc chìa ra với một răng mọc cụp vào,…
-Nguyên nhân nào dẫn đến răng cửa mọc lệch?
+ Do bẩm sinh vị trí của các răng được sắp xếp không đúng vị trí dẫn đến mọc lệch.
+Răng cửa bọ chèn ép, xô đẩy bởi các răng khác nên bị lệch vị trí ra khỏi cung hàm.
+Do các bệnh lý gây mất răng sớm như răng khểnh, mất răng hàm hay các răng khác dẫn đến tạo khe hở trên cung răng, các răng bị di chuyển vị trí để lấp đầy khe hở mà dẫn đến mọc lệch.
+Do thói quen ngậm mút ngón tay, ngậm ti giả lâu, thè lưỡi hay tì lưỡi vào phần răng cửa…
-Các phương pháp chỉnh nha với răng cửa mọc lệch
+Bọc răng sứ thẩm mỹ: Không mất nhiều thời gian chỉnh nha, chỉ cần từ 2-4 ngày có thể thấy rõ sự thay đổi, thời gian duy trì được 10-15 năm tuỳ cơ địa và loại sứ sử dụng.
+Niềng răng kết hợp với nắn chỉnh nha: Tốn nhiều thời gian hơn phương pháp bọc sứ nhưng sau niềng răng đẹp tự nhiên và vào vị trí tốt hơn, hiệu qủa duy trì là vĩnh viễn.
+Với những trường hợp mọc lệch nghiêm trọng, không thể sử dụng phương pháp bọc sứ hay niềng răng thì yêu cầu chỉ định phải phẫu thuật chỉnh nha, nhổ răng không thể xử lý được.
Răng mọc lệch gây mất thẩm mỹ
-Là tình trạng răng ở hàm dưới mọc không theo phương thẳng đứng sát khít với các răng hàm trên mà mọc lùi vào phía trong. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đên chức năng nhai và sức khoẻ răng miệng.
-Răng hàm dưới mọc lệch ở trong thường gây nên tình trạng cắn ngược hay còn gọi là móm.
-Nguyên nhân gây nên tình trạng răng hàm dưới mọc lệch vào trong
+Do bẩm sinh, di truyền từ bố mẹ.
+Do thói quen thường xuyên ngậm tay, mút ngón tay, đẩy lưỡi,…
+Do mất răng sớm
-Giải pháp tối ưu cho tình trạng răng hàm dưới mọc lệch
+Bọc sứ thẩm mỹ
+Niềng răng thẩm mỹ.
Nguyên nhân nào dẫn đến răng mọc lệch
-Cũng tương tự như răng mọc lệch hàm dưới, răng mọc lệch hàm trên là hiện tượng các răng hàm trên mọc lộn xộn không theo đúng vị trí nhất định trên cung răng, có răng mọc ra ngoài, có răng lùi vào trong, có răng chen chúc nhau,… gây mất thẩm mỹ. làm mất đi sự hài hoà trên khuôn mặt, đồng thời gây ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng.
-Răng hàm trên mọc lệch thường gây tình trạng răng hô theo chiều ngang
-Nguyên nhân
+Do di truyền
+Do cung răng hàm dưới nhỏ nên khi răng mọc ra các khớp cắt hàm trên và hàm dưới không khớp được với nhau dẫn đến răng mọc lệch.
+Do các thói quen xấu như mút tay, ngậm vú giả,…
Răng mọc lệch có nguy hiểm không?
-Răng khôn có thể mọc lệch ở hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai hàm nhưng thường gặp là răng khôn mọc lệch hàm dưới.
-Các dạng mọc lệch chủ yếu của răng khôn:
+Răng mọc lệch gần: Thân răng hướng vào răng số 7. Trường hợp này, thức ăn dễ bị kẹt vào giữa hai răng gây sâu răng, có khi sâu răng lan sang răng số 7, đồng thời cũng gây xô đẩy hàm răng. một số trường hợp có thể bị viêm nhiễm gây sưng đau.
+Răng khôn mọc lệch xa: Ngược lại với tình trạng mọc lệch gần, thân răng hướng ra xa còn chân răng số 8 lại đẩy vào răng số 7 gây nên tình trạng đau buốt chân răng, lâu dài có thể dẫn tới yếu rồi tiêu chân răng số 7. Những trường hợp nặng sẽ phải nhổ cả răng số 7 và số 8.
+Răng mọc lệch má: Đầu răng hướng vào vùng má nên khi ăn dễ cắn vào má gây tổn thương, nhiệt vùng má bị lặp lại nhiều lần.
+Răng mọc lệch 90 độ: Là tình trạng răng khôn mọc nằm ngang. Đây là trường hợp phổ biênd trong các loại mọc lệch của răng khôn, không chỉ tác động đến răng số 7 gây tiêu xương, viêm nhiễm hay nang chân răng mà còn có thể gây xô lệch cả hàm,…
-Nguyên nhân gây răng khôn mọc lệch
+Do răng khôn mọc quá muộn: Thường răng khôn hay mọc ở khoảng thời gian từ 18-25 tuổi. Ở những người mọc muộn, khi hàm răng đã gần như ổn định hoàn toàn về sự sắp xếp của các răng, răng khôn sẽ có ít hoặc thậm chí không có không gian để trồi lên dẫn đễn mọc lệch.
+Do răng khôn không mọc đúng thời điểm khi cấu trúc hàm đã ổn định, vị trí của các răng trên cung răng cũng đã cố định nên các răng khôn không có đủ vị trí để đứng gây tình trạng mọc chen lấn xô đẩy các răng bên cạnh.
+Răng khôn mọc khi nướu đã ổn định: Nướu là bộ phận quan trọng liên quan trực tiếp đến quá trình trồi lên của răng khôn cũng như các răng khác. Ở tuổi tường thành, nướu chắc chắn, phù dày cung răng làm cản trở sự phát triển của răng khôn, thời gian mọc chậm hơn và có thể ảnh hưởng tới răng khác.
-Các giải pháp xử lý khi răng khôn mọc lệch
Đối với trường hợp nhẹ:
+Dùng kháng sinh, giảm đau chống viêm.
+Chườm ấm phía bên ngoài má vào vùng trị liệu.
+Lưu ý vệ sinh vùng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý khi có biểu hiện đau răng.
Đối với trường hợp trung bình:
+Đến gặp bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc kháng sinh, chống viêm giảm phù nề kết hợp với phẫu thuật hoặc nhổ răng nếu đau dữ dội, ảnh hưởng đến các chức năng khác.
Phương pháp khắc phục cho răng mọc lệch là gì?
-Răng số 7 mọc lệch cũng là một trong những vấn đề thường gặp trong nha khoa
-Các kiểu mọc lệch của răng số 7 cũng gần tương tự như răng số 8. Răng số 7 cũng có thể mọc lệch ngang 90 độ,hoặc mọc hơi lệch ở những góc nhỏ hơn 45 độ. Răng có thể mọc lùi vào trong hay tiến ra ngoài, cũng có thể đâm vào răng số 6.
-Thường với các trường hợp răng số 7 mọc lệch sẽ có chỉ định nhổ răng. Tuy nhiên, răng số 7 cùng với răng số 6 đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai, nghiền thức ăn. Nếu nhổ răng số 7 sẽ dẫn đến mất răng, không những ảnh hưởng đến chức năng nhai mà còn tạo điều kiện bị xô đẩy các răng khác. Mặt khác ở vùng răng số 7 cũng có liên quan rất nhiều dây thần kinh nên khi chỉ định nhổ răng phải rất thận trọng, cân nhắc kỹ càng trước khi chỉ định nhổ.