Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào?? Chảy máu chân răng có tác hại như thế nào?? Địa điểm điều trị chảy máu chân răng uy tín, chất lượng, an toàn tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM
CHẢY MÁU CHÂN RĂNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM
Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu ở phần lợi xung quanh răng do những tác nhân khác nhau. Nguyên nhân gây chảy máu chủ yếu là do vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng lâu ngày cũng như cách vệ sinh răng miệng không tốt khiến lợi bị xâm hại.
Chảy máu chân răng không nên coi thường, nếu để lâu ngày có thể dẫn tới rụng răng đấy nhé!!
Rất nhiều bạn chủ quan với tình trạng chảy máu chân răng khi cắn vào vật cứng hay khi đánh răng, nguyên nhân của việc này thường là do vệ sinh răng miệng kém. Nếu không điều trị kịp thời thì còn gây nên nhiều bệnh về răng và ảnh hưởng đến xương quai hàm do răng mất chỗ bám và dễ bị rụng. Vậy nên, hãy tìm hiểu ngay vấn đề chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh gì và đặc biệt lưu ý hơn bạn nhé!! Chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh gì??
Chảy máu chân răng là một dấu hiệu của bệnh lý răng miệng. Thông thường thì hầu hết các bệnh lý răng miệng khi bắt đầu phát triển thì nó không biểu lộ bất kỳ một dấu hiệu gì, và thời gian tiến triển cũng rất chậm chạp. Tuy nhiên, khi mà trong khoang miệng thấy xuất hiện một số dấu hiện như: Chảy máu chân răng hoặc đau nhức... thì chứng tỏ bệnh đã phát triển tới một mức nào đó và các dấu hiệu đó đang cảnh bảo cho bạn rằng: "sức khỏe răng miệng của bạn đang xuống cấp và bạn cần phải có biện pháp để khắc phục ngay".
Ban đầu, chảy máu chân răng chỉ nhẹ là những tơ máu mảnh và nhỏ, bản chất của nó là mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi, thường là do chăm sóc răng miệng không đúng cách và là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm lợi, viêm nướu, viêm nha chu đang phát triển. Viêm lợi gây ra do sự tích tụ mảng bám quá mức, các triệu chứng khác có thể bao gồm sưng lợi, đau lợi.
Nếu không chữa trị, viêm lợi sẽ trở thành nha chu, một dạng tiêu cực của bệnh về lợi. Người bị viêm nha chu - bệnh của các tổ chức xung quanh răng thường đi kèm với các triệu chứng khác chẳng hạn như: Hôi miệng, răng yếu, lung lay. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến rụng răng.
Bạn cần lưu ý, nhiều trường hợp dấu hiệu chảy máu chân răng bắt nguồn có thể không phải do các bệnh lý răng miệng mà từ các bệnh lý từ bên trong cơ thể như: Bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu, bệnh suy dinh dưỡng, thiếu vitamin C hoặc vitamin K,... Để chắc chắn nguyên nhân gây ra dấu hiệu chảy máu chân răng ở bạn cũng như để điều trị thì bạn nên tới nha khoa để được bác sĩ khám và chẩn đoán. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị chính xác nhất nhé!!
NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU CHÂN RĂNG LÀ GÌ??
Bạn vẫn luôn thắc mắc rằng chảy máu chân răng là biểu hiện của bệnh gì và nguyên nhân của nó là do đâu?? Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ để bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Chảy máu chân răng là tình trạng các tổ chức quanh răng (lợi, dây chằng quanh răng và xương ổ răng) bị tổn thương làm các mạch máu vỡ ra gây hiện tượng chảy máu và đau nhức khó chịu. Có khá nhiều các nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng chảy máu răng như:
VIÊM LỢI, VIÊM NHA CHU
Lợi chắc khỏe sẽ không bị chảy máu nên nếu bạn thường xuyên chảy máu chân răng, có thể lợi của bạn đã bị viêm. Dấu hiệu của lợi chắc khỏe là có màu hồng nhạt, trong khi lợi bị viêm sẽ có màu đỏ đậm, mềm và rất nhạy cảm, thường có mùi khó chịu, dễ bị chảy máu. Đôi khi chúng ta còn cảm thấy ngứa căng lợi răng. Nếu kéo dài tình trạng này, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra ngoài rất xấu và gây rụng răng. Các bác sĩ khuyên bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách và lấy cao răng định kỳ từ 3 - 6 tháng một lần nhé.
THIẾU VITAMIN, CANXI
Vitamin C trong cam, bưởi, chanh... có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Vitamin K trong chuối, củ cải.. Có vai trò quan trọng trong việc đông máu, nếu quá ít Vitamin này sẽ gây chảy máu chân răng. Canxi, magie và các chất chống viêm có trong dầu cá đều giúp răng lợi chắc khỏe hơn. Ngoài ra, chất xơ trong rau củ cũng tạo hiệu ứng loại bỏ mảng bám trên răng và bề mặt lợi tương tự như bàn chải đánh răng.
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu đầu tiên của chứng rối loạn chuyển hóa lượng đường và insulin trong máu. Theo báo Express của Anh, tỷ lệ viêm nha chu ở bệnh nhân tiểu đường cũng thường cao gấp hai hoặc ba lần so với người có sức khỏe tốt. Chỉ có 3% trong số những người bị bệnh tiểu đường không bị bệnh viêm nha chu.
UNG THƯ MÁU
Một trong những biểu hiện của căn bệnh này là chảy máu chân răng. Các tế bào ung thư phát triển sẽ gây nên xuất huyết trong, làm cơ thể mệt mỏi. Đã có nhiều bệnh nhân ung thư xuất hiện những vết bầm tím trên da và chảy máu chân răng nhưng thường chủ quan, coi nhẹ triệu chứng này. Ngoài nguy cơ mắc ung thư máu, các nhà khoa học Thụy điển đã công bố rộng rãi thông tin cho biết chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu mắc ung thư vú ở phụ nữ.
BỆNH VỀ GAN, THẬN
Gan, thận tham gia vào việc tổng hợp chất đông máu từ Vitamin K nên khi cơ quan nội tạng này bị yếu đi thì các chất đó không thể tổng hợp được dẫn tới hiện tượng máu không đông và gây chảy máu chân răng.
BỊ STRESS QUÁ MỨC
Nếu bạn thường xuyên rơi vào căng thẳng và lo lắng thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, giảm khả năng phòng tránh viêm lợi. Stress còn gây viêm ở các mạch máu và làm vỡ các mô mềm trong khoang miệng, ức chế khả năng tự hồi phục của nó.
NỘI TIẾT TỐ THAY ĐỔI
Với nhiều người, chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Vì trong giai đoạn này, progesterone được sản sinh nhiều hơn sẽ làm tăng lưu lượng máu tới lợi gây chảy máu chân răng.
CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CÓ TÁC HẠI NHƯ THẾ NÀO??
Hiện tượng chảy máu chân răng đa số đều do các mảng bám cao răng hình thành lâu ngày không được loại bỏ tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển dần dần sẽ làm viêm túi nướu, sưng lợi, tụt lợi chân răng và làm suy yếu các tổ chức xung quanh răng.
Đặc biệt hơn, tình trạng chảy máu chân răng còn gây ra những tác hại, ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sức khỏe như:
- Gây tình trạng đau nhức răng thường xuyên khó chịu khiến dễ dẫn tới ức chế, căng thẳng.
- Tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, gây hại
- Làm ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai hàng ngày
- Khiến cho các tổ chức xung quanh răng suy yếu trước những tác động bên ngoài.
- Có thể dẫn tới những bệnh lý răng miệng, viêm nha chu, sâu răng, sưng nướu lợi và đặc biệt là có thể làm mất răng do vùng chân răng bị tổn thương.
CÁCH ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG TỨC THÌ VĨNH VIỄN
Chảy máu chân răng là tình trạng rất nghiêm trọng mà bạn không nên tự ý áp dụng những cách điều trị tại nhà. Để có được cách điều trị, khắc phục tình trạng tốt nhất, bạn nên tới các trung tâm nha khoa để được sự tư vấn và chăm sóc từ các nha sĩ. Tùy từng trường hợp, tùy từng mức độ bệnh lý mà các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý, khắc phục tình trạng răng phù hợp nhất.
Cách điều trị chảy máu chân răng hiệu quả nhất đó chính là dựa vào những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Việc loại bỏ những mảng bám cao răng sẽ làm vi khuẩn không còn môi trường ẩn nấp và phát triển, từ đó sẽ làm bệnh được suy giảm dần.
Hiện nay công nghệ lấy cao răng siêu âm đang là phương pháp hiện đại được nhiều người ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay. Với công nghệ này, các mảng bám cao răng sẽ được loại bỏ 1 cách nhanh chóng mà không hề gây cảm giác đau buốt hay làm ảnh hưởng tới các tổ chức xung quanh răng nào khác. Đây là công nghệ hoạt động dựa trên bước sóng siêu âm có tính năng cảm ứng điện từ giúp nhận biết các hợp chất dạng cứng của muối vô cơ và làm tan rã chúng nhanh chóng, ngay cả đối với những liên kết cứng chắc nhất giữa các thành phần này cũng sẽ bị bẻ gãy hoàn toàn.
CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG
- Bạn nên khám răng miệng định kỳ (6 tháng/lần) để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác.
- Bên cạnh đó, bạn có thể súc miệng thêm nước muối sinh lý hoặc các nước súc miệng trị viêm nướu, bổ sung thêm vitamin C để nướu được khỏe mạnh hơn.
- Về vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên chải răng ngay sau bữa ăn (trong khoảng 1 tiếng sau). Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có phần lông thật mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu cũng như gây mòn răng.
- Dùng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương lợi và chải răng 2 lần/ngày.
- Ngừng hút thuốc lá
- Uống nước tráng miệng sau bữa ăn
- Đồng thời, bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng thay vì dùng tăm.
GIẢI PHÁP CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG CHẢU MÁU CHÂN RĂNG HIỆU QUẢ
Biết được những nguyên nhân bạn cần có cách chữa kịp thời để ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng chảy máu chân răng.
MỘT SỐ LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ NHƯ SAU:
- Sau khi ăn xong dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám trên các kẽ răng thay vì dùng tăm xỉa răng. Tăm có thể làm tổn thương chân răng, gây chảy máu và làm tụt lợi chân răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
- Bạn có thể dùng nước muối sinh lý súc miệng không những làm cho hơi thở thơm tho hơn mà còn hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.
- Đánh răng đúng cách, khi chải răng thì để bàn chải nghiêng 45 độ, chải từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, không chà ngang hay chải quá mạnh sẽ gây tổn thương men răng và nướu.
- Có thể cầm máu chân răng tạm thời bằng bông y tế.
- Bổ sung thêm các loại vitamin C, D, A thông qua sử dụng các loại rau củ quả tươi sống như cam, chanh, táo, cà rốt.. Để nâng cao sức đề kháng cũng như ngăn ngừa tình trạng chảy bị chảy máu răng xảy ra.
- Thăm khám răng và lấy cao răng định kì 3 - 6 tháng/lần tại những trung tâm nha khoa uy tín.
Thực tế, lấy cao răng có thể loại bỏ tới 90% tình trạng chảy máu chân răng nếu nguyên nhân xuất phát từ viêm nướu hay viêm quanh răng. Chính vì thế, lấy cao răng là một thao tác bắt buộc để phòng ngừa và điều trị vấn đề này 1 cách kịp thời.
Nếu tình trạng chảy máu chân răng đang làm phiền đến cuộc sống của bạn, hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!!.
Hi vọng rằng, bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn biết được chảy máu chân răng là dấu hiệu bệnh lý gì?? Và chủ động phòng ngừa bệnh lý răng miệng đúng cách.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366